Nghiên cứu sinh Trịnh Quốc Tuân bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 24/11/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trịnh Quốc Tuân, chuyên ngành Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư), với đề tài "Đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến năm 2025".
Thứ hai, ngày 24/10/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến năm 2025
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư) Mã số: 62.31.01.05
Nghiên cứu sinh: Trịnh Quốc Tuân
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Hùng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án đề xuất, bổ sung nghiên cứu nội dung đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực, áp dụng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bao gồm: (1) Về mặt lý thuyết, ngoài các nội dung chung của các tập đoàn kinh tế, luận án bổ sung nội dung hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn điện lực, chỉ rõ điểm khác biệt về mục tiêu đầu tư phát triển ở Tập đoàn Điện lực (vừa sản xuất, vừa truyền tải và phân phối điện); (2) Ngoài hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư của Tập đoàn kinh tế, luận án bổ sung 02 nhóm chỉ tiêu (mức độ an toàn của dự án đối với môi trường, con người và xã hội; số vụ sự cố trong quá trình thi công và vận hành) để đánh giá kết quả đầu tư phát triển ở Tập đoàn Điện lực; (3) Phân tích 6 nhóm nhân tố khách quan (quy hoạch tổng thể và các loại quy hoạch chi tiết; các chính sách có liên quan của Nhà nước; nhu cầu sử dụng điện của nền kinh tế-xã hội; điều kiện tự nhiên; lãi suất tín dụng; bối cảnh của nền kinh tế) và 06 nhóm nhân tố chủ quan (chiến lược phát triển của Tập đoàn; nguồn vốn cho đầu tư; nguồn nhân lực; tiềm lực khoa học công nghệ; khả năng giải phóng mặt bằng, thông tin thu thập được) ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tập trung vào hai nội dung chính: (1) Đầu tư nguồn điện, trong đó chủ yếu là thủy điện; (2) Đầu tư lưới điện, đặc biệt là lưới truyền tải điện và lưới phân phối điện.

Kết quả phân tích hiệu quả đầu tư phát triển tại EVN như sau: (1) Chỉ tiêu vốn đầu tư trở thành tài sản đầu tư của EVN cao, cho thấy đầu tư ít thất thoát, lãng phí; (2) Hệ số huy động tài sản cố định nhiều năm chỉ đạt 0,5, chứng tỏ thi công còn dàn trải, chưa dứt điểm; (3) Suất đầu tư tạo nên 1MW nguồn điện hoặc 1KW đường dây truyền tải phân phối điện tuy có biên độ dao động lớn nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép; (4) Tác động của đầu tư tới tăng sản lượng thể hiện qua ∆Sản lượng/Vốn đầu tư dao động với biên độ lớn qua các năm và còn thấp; (5) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn đầu tư ∆VA/Vốn đầu tư thấp. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động đầu tư phát triển của EVN còn có một số hạn chế như: thiếu vốn, chi phí đầu tư lớn, phát triển nguồn điện chưa đáp ứng yêu cầu, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, quy hoạch còn vướng mắc, ảnh hưởng đến môi trường. 

Kết quả phân tích SWOT đạt được là: (1) Chỉ ra những cơ hội có liên quan tới tính đặc thù của hàng hóa do EVN cung cấp (cầu luôn vượt cung), tiềm năng phát triển điện năng của Việt Nam và khả năng hợp tác với các quốc gia lân cận; (2) Chỉ ra thách thức mà EVN phải đối mặt như: sản xuất phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (thủy điện), hoặc nguồn nguyên liệu hóa thạch (nhiệt điện), giá điện chưa tiếp cận với giá thị trường, sự cạnh tranh của các nhà sản xuất điện tư nhân trong thời gian tới. 

Luận án sử dụng mô hình định lượng dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển tại EVN giai đoạn 2016 - 2025 theo hai kịch bản: (1) Vốn đầu tư cho ngành điện tăng bằng với mức bình quân; (2) Vốn đầu tư cho ngành điện chỉ đạt 50% so với mức bình quân. Kết quả dự báo của mô hình khẳng định tác động rõ rệt của vốn đầu tư tới quyết định gia tăng sản lượng điện.

Qua nghiên cứu, đánh giá, luận án phát hiện ra những hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế, đồng thời đưa ra định hướng hoàn thiện đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2025 của luận án và đề xuất định hướng đầu tư phát triển tại EVN theo hướng công nghiệp hóa trong thời gian tới, đồng thời, đề ra 6 nhóm giải pháp cần chú trọng: (1) Đa dạng kênh huy động vốn; (2) Phát triển nguồn điện chủ động, thân thiện với môi trường; (3) Ứng dụng công nghệ mới nhằm giảm tổn thất điện năng; (4) Đầu tư phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghệ mới; (5) Nghiên cứu, phát triển công nghệ mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện tăng cao; (6) Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý hoạt động đầu tư phát triển theo hướng chuyên môn hóa.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

The dissertation topic: Development Investment at Vietnam Electricity (EVN) up to 2025
Major: Development Economics (Investment Economics) Code: 62.31.01.05
Postgraduate: Trinh Quoc Tuan
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Pham Van Hung  

Theoretical and practical contributions

The dissertation recommends, supplements the research on the development investment at Vietnam Electricity, applied for Vietnam Electricity, including: (1) In theoretical aspect, in addition to common contents of economic corporations, the dissertation supplements the content about the development investment activity at Vietnam Electricity, points out differences in development investment goal at Vietnam Electricity (electricity production, transmission and distribution); (2) In addition to the system of investment outcome evaluation targets of Economic groups, the dissertation supplements 02 groups of targets (safety of the project towards the environment, human and society; number of incidents during construction and operation) to evaluate the development investment outcome at Vietnam Electricity; (3) Analyze 6 objective factors (overall planning and detailed planning; relevant policies of the Government; demand on using electricity of the socio-economy; natural conditions; credit interest rate; context of the economy) and 06 subjective factors (development strategy of the Group; fund for investment; human resources; science and technology potentials; capacity of land acquisition; collectable information) which affect the development investment activity at Vietnam Electricity. 

New conclusions, recommendations from the research outcome 

The development investment activity at Vietnam Electricity (EVN) focuses on two main contents: (1) Investment in electricity source, mainly hydraulic power; (2) Investment in electricity grid, especially electricity transmission grid and electricity distribution grid. 

Investment fund into investment asset of EVN is high that shows loss and waste; (2) The coefficient of fixed asset mobilization in many years only reaches 0.5 that proves spreading and unfinished construction; (3) Investment rate to create 1MW of power or 1KW of electricity transmission and distribution line has great variation amplitude but is within allowable limit; (4) Impact of investment on output increase shown through ∆Output/Investment fund varies with great amplitude through years and is low; (5) Target of investment fund using performance ∆VA/Investment fund is low. In addition to achievements, the development investment activity of EVN also has some limitations such as: lack of fund, great investment cost, unsatisfactory development of power source, unreasonable investment mechanism, obstructed planning and influence on the environment.  

Outcomes of SWOT analysis are as follows: (1) Point out opportunities related to typical features of goods provided by EVN (demand exceeds supply), potential for power development of Vietnam and capacity of cooperating with neighboring countries; (2) Point our threats to EVN such as: production depending on weather conditions (hydraulic power), or source of fossil materials (thermal power), electricity price not approaching to market price, competition of private electricity producers in the coming time. 

The dissertation uses the model for quantifying development investment fund demand forecast at EVN in the period from 2016 to 2025 with two following scenarios: (1) Investment for electric power industry increases to the average level; (2) Investment fund for electric power industry only reaches 50% of the average level. Forecasting outcomes of the model affirm significant impacts of the investment fund on the decision on increasing electricity output. 

Through researching and evaluating, the dissertation discovers limitations, reasons for such limitations and gives out orientations to perfect the development investment at Vietnam Electricity up to 2025 and recommends orientations for development investment activity at EVN in the industrialization direction in the coming time, and also gives out 6 noticeable groups of solutions: (1) Diversify channels for fund mobilization; (2) Develop the environment-friendly power source actively; (3) Apply new technology in order to reduce power loss; (4) Investment in developing high-quality human resources to satisfy requirements of new technologies; (5) Research, develop new technology to satisfy high demand on using power; (6) Complete organization and management of development investment activity in direction of specialization.