Nghiên cứu sinh Trương Văn Tú bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 24/04/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trương Văn Tú, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích với đề tài: Ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Thứ tư, ngày 15/03/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích                Mã số: 9340301
Nghiên cứu sinh: Trương Văn Tú                Mã NCS: NCS38.095KT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Đức Cường 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, luận án tập trung nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) như là công cụ hữu ích cho nhà quản trị doanh nghiệp để gia tăng lợi ích kinh tế và cải thiện hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Nghiên cứu này bổ sung cho các nghiên cứu của Kaplan và Norton (1996), Dury (2017) trong vấn đề đánh giá hiệu quả phi tài chính gồm nhóm chỉ tiêu về từ khách hàng, cạnh tranh nội bộ và học tập – phát triển)  dựa trên thẻ điểm cân bằng cũng như các lí thuyết phát triển dựa trên nguồn lực (Barney, 1991), lí thuyết phát triển bền vững (Cantele & Zardini, 2018) trong hệ thống thông tin kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ hai, với cách tiếp cận dựa trên đánh giá của chủ doanh nghiệp hoặc kế toán trưởng (dữ liệu sơ cấp), luận án kế thừa và phát triển các thang đo đo lường các yếu tố thuộc hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động từ Dury (2017), Ross (2019) bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả phi tài chính. Luận án cũng đưa ra cách tiếp cận từ (1) nhân lực; (2) quy trình và hướng dẫn sử dụng; (3) dữ liệu; (4) phần mềm; (5) phần cứng; (6) kiểm soát nội bộ - là điểm bổ sung cho nghiên cứu của Romney và Steinbart (2012) về hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Thứ nhất, luận án đã minh chứng được ảnh hưởng tích cực của các yếu tố thuộc hệ thống thông tin kế toán đến hiệu hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó, đối với nhóm chỉ tiêu tài chính, các biến Phần mềm_Dữ liệu, Nhân lực, Kiểm soát nội bộ_Phần cứng, Quy trình có ảnh hưởng tích cực. Đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính, các biến có ảnh hưởng là Phần mềm_Dữ liệu, Phần cứng, Kiểm soát nội bộ, Nhân lực.
Thứ hai, luận án cung cấp thông tin thực trạng áp dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Việc áp dụng một quy trình kiểm soát từ cả phía doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước (như thuế, các đơn vị thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính…) sẽ tạo ra một hệ thống thông tin đủ mạnh để đánh giá trên góc độ tài chính và phi tài chính. Ngoài ra, các vấn đề có liên quan đến việc đào tạo con người (để sử dụng hệ thống thông tin kế toán), nguồn thông tin… cũng cần được nâng cao trong nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

-------------------------------
THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS

Topic: Impacts of accounting information system on business performance of small and medium enterprises in Vietnam 
Major: Accounting, auditing and analysis                Code: 9340301
PhD attendant: Trương Văn Tú                ID: NCS38.095KT
Supervisor: Asso. Pro, Dr. Phạm Đức Cường 
Institution: National Economics University

Academic and theoretical contributions 

Firstly, the thesis focused on accounting information system (AIS) as a useful tool for managers to improve business benefits and performance. This study supplemented findings in previous works by Kaplan and Norton (1996), Dury (2017) in terms of evaluating non-financial effectiveness (including indicators of customers, internal competitiveness and learning-development). In addition, it was carried out based on balance scorecard and theories on resource-based development (Barney, 1991), as well as theory on sustainable development (Cantele & Zardini, 2018) under the context of accounting information system for small and medium enterprises.
Secondly, from the perspective of managers’ and chief accountant’s evaluation (secondary data), the thesis inherited and developed measurement scales for components of AIS and business performance, which were comprised of financial and non-financial effectiveness as introduced by Dury (2017), Ross (2019).  The thesis also proposed different approaches based on (1) human resource; (2) procedure and manual; (3) data; (4) software; (5) hardware; and (6) internal control-which was a supplemented component to the model given by Romney and Steinbart (2012) regarding accounting information system in business.

Findings and recommendations based on research results 

Firstly, the thesis proved positive impact of AIS components on business performance. In particular, regarding non-financial indicators, variables of software, data, human resource, internal control, hardware and procedure had positive impact. Regarding non-financial indicators, affecting variables were so-called software, hardware, internal control and human resource.
Secondly, the thesis provided information about reality of applying AIS in small and medium enterprises in Vietnam. The application of a specific control process by both enterprise and state authorities (Department of taxation; agencies of Department of Planning and Investment; Department of Finance, etc) would create an accounting information system strong enough to evaluate the business from both financial and non-financial perspectives. In addition, other issues related to human resource training ( to use AIS) and information source, etc should also be improved within small and medium enterprises.