Nghiên cứu sinh Vũ Quảng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 28/09/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Quảng, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa), với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư phạm Việt Nam".
Thứ ba, ngày 25/08/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư phạm Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)    Mã số: 9340101_QTK
Nghiên cứu sinh: Vũ Quảng
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thành Hưởng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận  

(i) Luận án nghiên cứu và sử dụng phương thức đánh giá các nhân tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra sinh viên sư phạm dưới góc độ chất lượng dịch vụ GDĐH sử dụng kết hợp mô hình HEdPERF và COACTIV;
(ii) Trên cơ sở kế thừa các thang đo trong mô hình HEdPERF, luận án đã phân chia và điều chỉnh thang đo thành 05 nhóm nhân tố gồm: (1) Chương trình đào tạo, (2) Đội ngũ giảng viên, (3) Cơ sở vật chất, (4) Hỗ trợ người học, (5) Các dịch vụ gia tăng. Mô hình COACTIV được gộp lại từ 04 nhóm thành 02 nhóm: (1) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, (2) niềm tin và ý thức nghề nghiệp. Các thang đo được sử dụng trong mô hình HEdPERF và COACTIV được thống nhất, bổ sung mới, lược bỏ bớt hoặc điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp với bối cảnh của các trường ĐHSP ở Việt Nam. 

Những đóng góp về mặt thực tiễn

Luận án đã đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường ĐHSP Việt Nam sử dụng mô hình HEdPERF và COACTIV điều chỉnh. Kết quả chỉ ra: (i) nhân tố người học – chất lượng đầu vào có tác động mạnh nhất đến Năng lực_ Nghiệp vụ tiếp đến là Dịch vụ, Giảng viên, Chương trình đào tạo, và Cơ sở vật chất; (ii) nhân tố cơ sở vật chất có tác động mạnh nhất đối với Niền tin_ Ý thức. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả tiếp cận theo phương thức phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính. Những kết luận này của luận án giúp các trường ĐHSP đưa ra định hướng phù hợp để nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Luận án đã đề xuất được các khuyến nghị nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên các trường ĐHSP Việt Nam gồm: (i) Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm và thân thiện, hướng tới người học, lấy tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế làm nền tảng phát triển, đảm bảo cho người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng trong môi trường xã hội phát triển; (ii) Thực hiện phương châm kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, lý thuyết gắn với thực hành: Tạo điều kiện cho người học thực hành gắn với trường phổ thông, thực tập và nghiên cứu khoa học nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp, tư duy khoa học, năng lực sáng tạo, hỗ trợ người học khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là trong giáo dục; (iii) Phát triển thể chất và tinh thần của người học: Tạo điều kiện cho người học rèn luyện sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng và hoạt động thiện nguyện, phát triển kỹ năng sống; (iv) Gắn kết với xã hội qua việc phát hiện và đề xuất giải pháp giải quyết những vấn đề về giáo dục; triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ góp phần phát triển giáo dục, đào tạo của khu vực và cả nước.
 

SIGNIFICANT CONTRIBUTIONS OF THE STUDY

The study “A study of factors affecting student outcomes in Vietnamese pedagogical tertiary institutions” 
Specialised major: Business Administration (Faculty of Business Administration). Code: 9340101_QTK
Institution: National Economics University

Academic and theoretical contributions

(i)    The study has assessed the impact of factors on the quality of student outcomes in Vietnamese pedagogical tertiary institutions in the higher education service quality sector by using the combination of HEdPERF and COACTIV models.
(ii)    On basis of the inheritance scales in HEdPERF model, the study has adjusted these scales into five groups of factors, including: (1) Training program; (2) Teaching staff; (3) Facilities; (4) Learning support; and (5) Additional Services. The COACTIV model has been changed from four into two groups (1) professional competence and pedagogy, and (2) Values, Beliefs and Goals. The scales in HEdPERF and COACTIV models have been combined, added, subtracted, and words adjusted to fit the contect of Vietnamese pedagogical tertiary institutions.

Practical contributions 

The study has assessed the impact of factors on the quality of student outcomes in Vietnamese pedagogical tertiary institutions by inheriting and adjusting HEdPERF and COACTIV models.

The correlation regression analysis results show that (i) learning support (NH) has a highest impact on professional competence and pedagogy (NL_NV), followed by Services (DV), Teaching Staff (GV), Training program (CTDT), and Facilities (CSVC); (ii) Facilities (CSVC) has a highest impact on Values, Beliefs and Goals (NT_YT), followed by Teaching staff (GV) and Services (DV). 
The linear structure analysis results show that (i) learning support (NH) has a highest impact on professional competence and pedagogy (NL_NV), followed by Teaching Staff (GV), Services (DV), and Training program (CTDT); (ii) two factors named Facilities (CSVC) and Services (DV) have a positive impact on dependent variable Values, Beliefs and Goals (NT_YT). The findings of the study are helpful for Vietnamese pedagogical tertiary institutions to apply suitable methods to improve the quality of student outcomes. 
Findings and recommendations drawn from the results of the study 
The study has proposed rrecommendations to improve the improve the quality of student outcomes within Vietnamese pedagogical tertiary institutions, including: (i) developing a model, professional, responsible and friendly pedagogical environment which is learner-centred, taking the national and international quality standards as the foundation for development, ensuring students have sufficient capacity of competing and adapting in a social development context; (ii) combining the training with scientific research and combining theory with practice by supporting and associating students with high schools for to have teaching practice, doing scientific research to develop their professional capacity, scientific thinking, creative capacity, and support students with creative starting, especially in educational sector; (iii) developing both learners’ physical and mental characteristics: supporting students with physical training, participation in cultural, community and voluntary and life-skills development activities; (iv) engaging with society by discovering and proposing solutions to education problems: applying the results of research as well as technology transformation in order to develop education and training at the regional and national level.