Nghiên cứu sinh Vũ Quang Hưng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 25/12/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Quang Hưng chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh của nữ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tiểu vùng Tây Bắc.
Thứ sáu, ngày 30/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh của nữ chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tiểu vùng Tây Bắc
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh (Khoa QTKD)       Mã số: 9340101_QTK
Nghiên cứu sinh: Vũ Quang Hưng
Người hướng dẫn: PGS.TS Vu Minh Trai
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Đề tài góp phần bổ sung vào lý luận khoa học về động lực để bắt đầu, điều hành và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Tiểu vùng Tây Bắc (TVTB), Việt Nam. Cụ thể là: 
(1) Kế thừa các nghiên cứu đã công bố, luận án tiếp tục khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến động lực kinh doanh (ĐLKD) của nữ chủ DNNVV phù hợp với bối cảnh TVTB. Qua nghiên cứu định tính thang đo lường được điều chỉnh, đồng thời bổ sung mới 03 chỉ báo. 
(2) Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến nhân tố Lạc quan với vai trò là một biến độc lập trong nhóm nhân tố cá nhân. Cũng chưa có nghiên cứu nào so sánh sự tác động tương đối giữa nhóm nhân tố cá nhân và môi trường đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV.
(3) Hai nhân tố riêng biệt trong lý thuyết là “Địa vị xã hội của nữ doanh nhân” và “Ý kiến người xung quanh” trên thực tiễn tại TVTB trở thành một nhân tố đơn hướng “Chuẩn mực xã hội”.
(4) Nghiên cứu chỉ ra có 06 nhân tố tác động đến ĐLKD của nữ chủ DNNVV tại TVTB. Ngoại trừ Rào cản được nhận thức tác động tiêu cực, tất cả các nhân tố còn lại là Tiếp cận vốn, Chuẩn mực xã hội, Nhu cầu thành tích, Hình mẫu nữ doanh nhân và Lạc quan tác động tích cực. Trong đó, nhân tố Tiếp cận vốn có mức độ tác động mạnh mẽ nhất.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Trên cơ sở những đặc thù của phụ nữ, nữ chủ DNNVV trong bối cảnh TVTB được khám phá cùng với kết quả nghiên cứu định lượng luận án đề xuất một số khuyến nghị hướng đến thúc đẩy quá trình hình thành, duy trì và phát triển DNNVV do phụ nữ làm chủ. 
(1) Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô, cần đổi mới chính sách hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV, tạo điều kiện hơn nữa cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ trong tiếp cận với những nguồn tín dụng chính thức, hạn chế tối đa nguồn tín dụng đen. Bên cạnh đó, từng bước xóa bỏ định kiến giới trong nhận thức về kinh doanh và tự làm chủ, nâng tầm vị thế xã hội cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV hay DNNVV do phụ nữ làm chủ. Ngoài ra, cần hỗ trợ phụ nữ, nữ chủ DNNVV, DNNVV do phụ nữ làm chủ bắt đầu, điều hành và phát triển doanh nghiệp, hạn chế và tiến tới loại bỏ các rào cản gặp phải.
(2) Đối với bản thân phụ nữ, nữ chủ DNNVV, cần tự nhận thức và phát triển kỹ năng mềm đáp ứng yêu cầu của công việc; tăng cường và phát huy vốn xã hội cho bản thân; tận dụng sức mạnh của khoa học công nghệ thời 4.0 trong việc học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm động lực cho bản thân; và tự hoàn thiện bản thân mình.
(3) Chính phủ cần khởi tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng phát triển văn hóa xã hội theo hướng hiện đại làm nền tảng cho phụ nữ, nữ chủ DNNVV phát huy tối đa tiềm năng vốn có của mình và bản thân người phụ nữ, nữ chủ DNNVV cũng cần giữ vững tinh thần lạc quan ở mọi tình huống trong quá trình hình thành, duy trì và phát triển DNNVV do phụ nữ làm chủ.
Ngoài ra, hướng nghiên cứu tiếp theo là đưa thêm các nhân tố khác vào mô hình để có được độ giải thích cao hơn hoặc điều tra cả hai vùng phát triển và kém phát triển để so sánh, đối chiếu.

-----------------------------------

BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OD DOCTORAL THESIS

The tittle: Research on some factors affecting entrepreneurial motivation of female entrepreneurs in mall and medium business in the Northwest Sub-region
Field of study: Business Administration (faculty of business management) Code: 9340101_QTK
PhD candidate: Nguyen Quang Hung                   
Instructor: Assoc.Prof. Vu Minh Trai
Training institute: National Economic University

New academic and theoretical contributions

The thesis contributes to add to the scientific theory of motivation to start, run and develop small and medium-sized enterprises (SMEs) in the Northwest Subregion (NS), Vietnam. 
(1) Inheriting published research, the thesis continues to explore factors affecting entrepreneurial motivation (EM) of the female SME owner in accordance with the context of the NS. Through qualitative research, the scale is adjusted, and 03 new indicators have been added.
 (2) In Vietnam, there have been any studies which mention the Optimism factor as an independent variable in the group of individual factors. There has also been no study comparing the relative impact between groups of individual factors and the environmental ones on EM of female SME owners.
 (3) The two separate factors in the theory including "The social position of female entrepreneurs" and "The opinion of people surrouding", in the NS becomes a unidirectional factor "Social standards".
(4) Research have shown that there are 06 factors affecting EM of female owners of SMEs in the NS. Except for the Awareness Barrier factor has negative impact, all the remaining factors such as Capital Access, Social Standards, Achievement Needs, Model of Female Entrepreneurship and Optimism have positive impact. In which, the factor capital Access has the strongest impact level.

New findings and proposals of the research and survey results of the thesis

On the basis of the characteristics of women, female owners of SMEs in the context of the NS together with quantitative research results, the thesis proposes a number of recommendations towards promoting the process of formation, maintenance and development. Women-owned SMEs.
 (1) For macro management agencies, it is necessary to renew the credit support policy for SMEs, further facilitating women, female owners of SMEs, and women-owned SMEs to access official credit sources, minimize ilegal usury sources. In addition, gradually eliminate gender stereotypes in perceptions of business and self-employment, raising the social status of women, female owners of SMEs or women-owned SMEs. Moreover, it is necessary to support women, female owners of SMEs to start, run and develop their own businesses to limit and eventually remove barriers.
 (2) For women themselves, and women owners of SMEs, they themselves need to be aware and develop soft skills to meet the requirements of the job; enhance and promote social knowledge for themselves; taking advantage of the power of science and technology in the 4.0 era to gain experiences, find motivation; and improve themselves.
Ngoài ra, hướng nghiên cứu tiếp theo là đưa thêm các nhân tố khác vào mô hình để có được độ giải thích cao hơn hoặc điều tra cả hai vùng phát triển và kém phát triển để so sánh, đối chiếu.
(3) The Government needs to create a favorable business environment, orient modern socio-cultural development as a foundation for women, and SME owners to maximize their inherent potential. Women and women owners of SMEs themselves also need to maintain optimism in all situations in the process of forming, maintaining and developing their own bussinesses.
In addition, the further research direction is to add other factors to the model to get a higher explanation or to investigate both developed and underdeveloped regions for comparison.