Nghiên cứu sinh Vũ Thị Huyền Trang bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 31/05/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Thị Huyền Trang chuyên ngành Toán kinh tế, với đề tài: Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 11/03/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hiệu quả phân bổ và một số mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả phân bổ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp của Việt Nam
Chuyên ngành: Toán kinh tế                                                                Mã số: 9310101_TKT
Nghiên cứu sinh: Vũ Thị Huyền Trang                                             Mã NCS: NCS38.007TKT
Người hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Khắc Minh 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới của luận án

1.    Luận án là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về hiệu quả phân bổ (AE) theo cả hai cách tiếp cận là AE cấp doanh nghiệp (DN) và hiệu quả phân bổ ngành – vùng. Do đó luận án sử dụng hai phương pháp là phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) và cách tiếp cận của Olley and Pakes (1996) để giải quyết một mục tiêu là AE. 
2.    Luận án đã tổng hợp, phân tích một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về các phương pháp đo lường AE và các nhân tố tác động đến AE.
3.    Luận án đã ước lượng các mô hình phân tích tác động của các nhân tố cấp độ DN, cấp độ ngành và cấp địa phương đến AE cấp DN và AE ngành - vùng. Trong đó với AE ngành - vùng, luận án sử dụng các mô hình kinh tế lượng khác nhau, đặc biệt là có tính đến tính động của hiệu quả phân bổ. Từ đó đánh giá được cả các tác động ngắn hạn và dài hạn của các nhân tố đến AE ngành chế biến chế tạo (CBCT) của địa phương.

Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án 

1.    Kết quả ước lượng AE cấp DN bằng phương pháp DEA cho thấy trong giai đoạn 2000-2018, AE của các DN ngành CBCT có xu hướng giảm, các DNFDI có AE bình quân thấp hơn các DN nội địa. 
2.    Kết quả ước lượng AE ngành CBCT cấp tỉnh theo cách tiếp cận OP cho thấy có một mức độ không đồng nhất đáng chú ý của AE trong ngành dọc theo các tỉnh và qua thời gian.
3.    Kết quả ước lượng từ các mô hình Tobit cho thấy AE của các DN ngành CBCT là khác biệt giữa các vùng và các năm. Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến AE một cách rõ ràng là mức trang bị vốn trên lao động, thu nhập của người lao động và số nợ phải trả của DN. Tuổi của DN mang lại các ảnh hưởng khác nhau lên AE tùy vào từng nhóm DN cụ thể. Các nhân tố có tác động tiêu cực lên AE là quy mô DN, tỷ lệ vốn ngoài, việc tham gia vào thị trường thương mại quốc tế.
4.    Kết quả ước lượng của các mô hình số liệu mảng cho thấy: sự tích tụ của nền kinh tế, mức thâm dụng vốn, chỉ số cạnh tranh công nghiệp của ngành CBCT của tỉnh, vốn con người hay việc tạo điều kiện trong chi phí gia nhập thị trường ở tỉnh đối với các DN có tác động tích cực với AE của địa phương. Phần chia vốn hay lao động của các DNFDI trong ngành mang lại các ảnh hưởng tiêu cực, chi ngân sách cho các hoạt động đầu tư phát triển của địa phương không mang lại các ảnh hưởng tích cực như kỳ vọng. Và các ảnh hưởng này vẫn duy trì trong dài hạn.
5.    Luận án đưa ra các khuyến nghị phù hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam nhằm làm tăng AE cấp DN và AE ngành CBCT ở các tỉnh của Việt Nam.
6.    Luận án sẽ tiếp tục phát triển theo hướng đo lường AE cấp DN khi không có thông tin về giá các đầu vào và nghiên cứu các tác động của lan tỏa không gian đến AE ngành – vùng trong thời gian tới.

--------------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Allocative efficiency and some models for evaluating the impact of factors on allocative efficiency of Vietnamese industrial enterprises
Major: Mathematical economics                                              Code: 9310101_TKT
PhD Candidate: Vu Thi Huyen Trang                                        Candidate code: NCS38.007TKT
Supervisor:  Prof.Dr. Nguyen Khac Minh
Training Institution: National Economics University 

The new contributions of the thesis about academic theory

1.    The thesis is the first research to study allocative efficiency (AE) by both enterprise-level and sector-regional level. Therefore, the thesis uses two methods, namely data envelopment analysis (DEA) and Olley and Pakes (1996) (OP) approach to solve a goal which is AE.
2.    The thesis has synthesized and analyzed in a relatively complete and systematic way the methods of measuring AE and the factors affecting AE.
3.    The thesis has estimated the models that analyzed the impact of factors at enterprise level, industry level and local level on enterprise level AE and sectoral - regional AE. In which, with sector-regional AE, the thesis uses different econometric models, especially taking into account the dynamic of AE. From there, we can assess both the short-term and long-term impacts of factors on provinces’ manufacturing industry AE.

The findings and recommendations drawn from the research results

1.    The results of enterprise-level AE estimated by DEA method show that in the period 2000-2018, the AE of manufacturing enterprises tends to decrease, FDI enterprises have lower average AE than domestic enterprises. 
2.    The results of province-level AE of manufacturing sector estimated by OP approach show that there is a notable degree of heterogeneity in AE within the industry across provinces and over time.
3.    Estimation results from Tobit models show that the AE of manufacturing enterprises is different between regions and years. The factors that clearly positively affect AE are the level of capital equipment per worker, the income of the employee and the amount of debt of the enterprise. The age of the business has different effects on AE depending on the specific group of businesses. The factors that have a negative impact on AE are the size of firm, the rate of foreign capital, the participation in the international trade market.
4.    The estimation results of the panel data models show: the agglomeration of the economy, the capital intensity, the industrial competitiveness index of the provinces’ manufacturing industry, human capital or the facilitation in the market entry cost of the provinces for businesses that have a positive impact on local AE. The share of capital or labor of FDI enterprises in the industry brings negative effects, budget spending on local development investment activities does not bring positive effects as expected. And these effects persist in the long run.
5.    The thesis proposes suitable recommendations for the context of Vietnam’s economy in order to increase the AE at enterprise level and the AE of the manufacturing industry at province level.
6.    The thesis will continue to develop in the direction of measuring enterprise-level AE when there is no information on input prices and studying the effects of spatial spillover on industry-regional AE in the future.