Nghiên cứu sinh Vũ Thị Quỳnh Chi bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 22/07/2019 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Thị Quỳnh Chi, chuyên ngành Kế toán (Kế toán, Kiểm toán & Phân tích), với đề tài "Nghiên cứu kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)"
Thứ sáu, ngày 21/06/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, Kiểm toán & Phân tích)
Nghiên cứu sinh: Vũ Thị Quỳnh Chi
Người hướng dẫn: GS.TS. Đặng Thị Loan
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất, đây là nghiên cứu chuyên sâu hệ thống hóa về khung lý thuyết đối với kế toán doanh thu tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông (DNVT) - loại hình dịch vụ có nhiều điểm đặc thù khác biệt. 
 
Thứ hai, luận án đã áp dụng những lý thuyết mới và cách tiếp cận mới về KTDT kết hợp giữa kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị (KTQT). Cụ thể, khác với các nghiên cứu trước đây về KTDT chủ yếu tập trung vào một góc độ KTTC hoặc KTQT thành hai mảng tách biệt, nghiên cứu này kết hợp cả hai khía cạnh trong 06 nội dung tương ứng với 06 chức năng theo quá trình thực hiện KTDT bao gồm: (i) Phân loại doanh thu, (ii) xác định doanh thu, (iii) dự toán doanh thu, (iv) ghi nhận doanh thu, (v) phân tích thông tin KTDT, (vi) thanh tra, kiểm tra kế toán doanh thu. 
 
Thứ ba, luận án đã xây dựng mô hình kinh tế lượng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTDT của các DNVT căn cứ trên năm lý thuyết nền tảng: Lý thuyết kế toán quản trị của Al-Htaybat và Alberti-Alhtaybat, lý thuyết thể chế, lý thuyết tăng trưởng nội sinh, lý thuyết hành vi quản lý và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Thứ nhất, các DNVT cần phải thực hiện việc phân loại, xác định, lập dự toán, ghi nhận và phân tích thông tin về doanh thu phù hợp với đặc thù của các DNVT. Cụ thể, doanh thu cần được xác định dựa trên khối lượng nhiệm vụ thực hiện, đơn giá nội bộ theo từng đơn vị phối hợp, đúng đủ, phù hợp với các quy định của pháp luật. Thông tin KTDT nên thực hiện theo quy trình và các báo cáo mà tác giả đã đề xuất nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Luận án cũng đã làm rõ những điểm khác biệt trong công tác KTDT của các VNPT tỉnh/thành phố thuộc Tập đoàn VNPT. 
 
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra 07 nhân tố có ảnh hưởng tích cực (cùng chiều) tới công tác KTDT tại các DNVT thuộc Tập đoàn VNPT và phân tích sự tác động của các yếu tố này, bao gồm: Hệ thống pháp luật - thuế, đặc điểm doanh nghiệp, sự chuyên nghiệp, quy mô doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của kế toán, chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ, phương pháp kế toán. Theo đó, để hoàn thiện kế toán doanh thu, doanh nghiệp cần phải tích cực nâng cao trình độ chuyên môn cũng như sự chuyên nghiệp của kế toán viên thông qua các chứng chỉ nghề nghiệp và sát hạch kiến thức chuyên môn kế toán, đồng thời áp dụng các giải pháp đã được tác giả đưa ra trong luận án. 
 
Thứ ba, luận án đã đề xuất các khuyến nghị đối với nhà nước, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông thuộc Tập đoàn VNPT để đảm bảo tính khả thi cho các giải pháp được đề xuất trong luận án, cũng như việc triển khai và vận dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS-15 được thuận lợi và thành công.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
 
Dissertation title: Revenue Accounting in Telecommunication Services Enterprises under Vietnam Post and Telecommunications Group (VNPT)
Major: Accounting (Accounting, Auditing & Analyzing)  
Doctoral candidate: Vu Thi Quynh Chi 
Supervisor: Prof. Dr. Dang Thi Loan
Training Institutions: National Economic University 
 
New contributions for academic literature 
 
Firstly, the dissertation provides intensively theoretical foundations and develops a comprehensive framework for revenue accounting in telecommunication services enterprises - a special type of service with lots of distinctions.
 
Secondly, the dissertation applies new theories and approaches to revenue accounting, combining both financial and management accounting. Unlike previous studies on the subject which focus on financial accounting or management accounting separately, this study has combined both aspects of accounting through six components of revenue accounting: (i) revenue classification; (ii) revenue determination; (iii) revenue estimation; (iv) revenue recognition; (v) analysis of revenue accounting information; and, (vi) inspecting and checking revenue accounting.
 
Thirdly, the dissertation proposes an econometric model for factors affecting revenue accounting in telecommunication services enterprises based on fundamental theories: The management accounting theory of Al-Htaybat and Alberti-Alhtaybat, institutional theory, endogenous growth theory, management behavior theory, resource-dependent theory.
 
New recommendations drawn from research results
 
Firstly, telecommunications companies need to classify, determine, estimate and analyze revenue information correctly based on specific charactersitics of telecommunication services enterprises. Particularly, revenue should be calculated according to the volume of tasks performed and internal unit prices in line with government regulations. Accounting information needs to follow the proposed process and reporting structure to support the decision-making process. Further, differences between province and city branches of VNPT should be fully reflected in revenue accounting.
 
Secondly, the dissertation shows that seven factors have a positive impact on revenue accounting in telecommunication enterprises under VNPT: the legal system and taxation, company characteristics, professionalism, company size, accountant qualifications, internal control systems, and accounting methods. For all the factors, the dissertation emphasizes that enterprises should actively improve the level of qualification and professionalism of accountants through professional certificates and examinations.
 
Thirdly, the dissertation proposes policy recommendations for the government, functional agencies, and telecommunications service enterprises under VNPT to ensure the feasibility of the solutions set out in the dissertation and support of IFRS-15 implementation.