Nghiên cứu sinh Vũ Thị Thu Thủy bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 05/07/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Thị Thu Thủy, chuyên ngành Kinh tế học (Thống kê kinh tế), với đề tài "Nghiên cứu kỹ thuật thu thập thông tin thống kê nhằm nâng cao chất lượng số liệu điều tra các chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam ".
Thứ tư, ngày 05/07/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu kỹ thuật thu thập thông tin thống kê nhằm nâng cao chất lượng số liệu điều tra các chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam 

Chuyên ngành: Kinh tế học (Thống kê kinh tế) Mã số: 62310101
Nghiên cứu sinh: Vũ Thị Thu Thủy
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Trần Thị Kim Thu    2. PGS.TS. Lưu Bích Ngọc

Những đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật

(1) Đóng góp cho cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin với chất lượng số liệu điều tra về chủ đề nhạy cảm HIV/AIDS ở Việt Nam. Các yêu cầu và điều kiện áp dụng các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và trình độ phát triển xã hội hiện tại ở Việt Nam. 

(2) Đóng góp vào cơ sở thực tiễn trong việc thiết kế sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm lồng ghép trong một cuộc điều tra quy mô quốc gia tại Việt Nam, bao gồm: 

- Thiết kế và thử nghiệm sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm trong một cuộc điều tra “thực” về “Điều tra Kiến thức và hành vi về HIV/AIDS” tại Việt Nam. Áp dụng phương pháp điều tra theo mẫu cố và đánh giá tác động của việc sử dụng các kỹ thuật thu thập tin tới chất lượng số liệu điều tra về chủ đề nhạy cảm. 

- Ba kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm về HIV/AIDS đã được sử dụng để thu thập thông tin và đánh giá tác động đến chất lượng số liệu là: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn tự điền và kỹ thuật trả lời ngẫu nhiên (RRT). Trong đó, RRT lần đầu tiên thực hiện thử nghiệm trong các điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.

- Luận án là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động của việc sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin khác nhau đối với chất lượng số liệu điều tra nhạy cảm về HIV/AIDS, đặc biệt đã lượng hóa mức độ tác động của việc sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin tới chất lượng số liệu. Kết quả nghiên cứu có thể suy rộng áp dụng cho các điều tra chủ đề nhạy cảm khác tại Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu và những đề xuất

(1) Nghiên cứu cho thấy, đối tượng điều tra “hợp tác” tốt hơn khi sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin phỏng vấn tự điền so với phỏng vấn trực tiếp với tỷ lệ không trả lời thấp hơn (0,486% so với 1,146%). Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn tự điền cho báo cáo về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn 3,3% so với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp khi các điều kiện khác không đổi. Tỷ lệ này là 3,7% khi phỏng vấn tự điền đối với những người sống ở khu vực thành thị và 4,6% đối với nam giới. 

(2) Môi trường diễn ra cuộc phỏng vấn thu thập thông tin nhạy cảm về chủ đề HIV/AIDS cũng có ảnh hưởng đến chất lượng số liệu điều tra thu thập được: cuộc phỏng vấn diễn ra tại cộng đồng ngoài hộ gia đình có báo cáo về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn so với thực hiện phỏng vấn tại hộ gia đình.

(3) Thử nghiệm RRT mặc dù không cho kết quả như mong đợi nhưng đã giúp đúc kết một số kinh nghiệm quan trọng trong thực hiện kỹ thuật mới này với điều kiện hiện nay của Việt Nam. 

Kết quả nghiên cứu gợi ý việc sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin phỏng vấn tự điềntrong điều tra thu thập các thông tin về chủ đề nhạy cảm nên được cân nhắc sử dụng trong các cuộc điều tra về chủ đề nhạy cảm tại Việt Nam thay vì phỏng vấn trực tiếp nhằm khuyến khích người trả lời “hợp tác” tốt hơn và trả lời “thật” hơn các câu hỏi điều tra. Đồng thời, cần có những nghiên cứu tiếp theo về sử dụng phỏng vấn tự điền sử dụng thiết bị điện tử như CAPI, CASI, ACASI.... nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng số liệu điều tra. Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện nghiên cứu RRT trên phạm vi hẹp với cách thức tổ chức đội điều tra do Tổng cục Thống kê trực tiếp tổ chức. Tuyển chọn điều tra viên cần được thực hiện kỹ thông qua các hình thức tham gia tập huấn và sát hạch, lựa chọn điều tra viên có cạnh tranh. Những kinh nghiệm và bài học từ luận án về thực hiện RRT cần được xem xét, cân nhắc cẩn thận trong các hoạt động nghiên cứu từ khi thiết kế điều tra đến tập huấn cho điều tra viên và thu thập số liệu.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------
 
CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS

Thesis title: Research Survey Data Collection Modes to improve quality data collected on sensitives issues in Viet Nam 
Major: Economics (Economic Statistics) Code: 62310101
PhD candidate: Vũ Thị Thu Thủy
Supervisors: 1. Associate Prof. PhD. Trần Thị Kim Thu  2. Associate Prof. PhD. Lưu Bích Ngọc

New theoretical and academic contributions

(1) Theoretical and academic contributions to the relationship between applying survey data collection modes and data quality on HIV/AIDS sensitive issues in Viet Nam. Requirements and conditions are needed for application appropriate survey data collection modes accordance with social development level of Viet Nam circumstance. 

(2) Practical contributions to designing and applying survey data collection modes in order to collect sensitive information that are integrated in existing Viet Nam national surveys. That comprises of: 

- Designing and piloting the application of survey data collection modes to collect sensitive information from “real” national survey on “Survey on Knowledge and attitude related to HIV/AIDS” in Viet Nam. The application is implemented by using panel survey (or longitudinal survey) to collect data. The data collected from this experiment used for impact evaluation of using survey data collection modes on data quality on sensitive issues.

- Three survey data collection modes are used to collect HIV/AIDS sensitive issues and to evaluate its impacts on data quality, such as: face- to- face interview, self administration and randomized response technique (RRT) In which, RRT is firstly applied and piloted in given Viet Nam circumstance to collect sensitive information.

- The thesis is the first one in Viet Nam that evaluates the impacts of applying survey data collection modes on data quality on sensitive HIV/AIDS information. Especially, it quantifies the level of impacts of using survey data collection modes on data quality. Conclusions from this experiment could be used to expand to other sensitive issues in Viet Nam other than HIV/AIDS sensitive information.

Findings and recommendations

(1) Results from the experiment show that survey subjects are more cooperated in the interviewing when using self administration mode than face- to- face interview represented by lower response rate (0,486% compare to 1,146%). Using self administration mode reports higher rate of admitting high risk HIV transmitted behavior, 3,3% higher, than face- to- face interview controlling other things equal. This percentage is 3,7% higher for people who are living in urban areas compared to those people who are living in rural areas; and is 4,6% higher for male compared to female.

(2) Environment setting of interview also affects data quality on HIV/AIDS sensitive issues: interviews taken in public areas outside household (ensuring the privacy of the interview) reports higher rate of admitting high risk HIV transmitted behavior than take in household.

(3) Eventhough RRT has not produced as well results as expected but it has provided valuable experience, information and lessons learned for further similar research in the future in Viet Nam. 

Results from the research suggests that self administration mode in collecting sensitive information in Viet Nam should be used to encourage survey objects to participate actively and provide true information about sensitive information asked. It is needed to continue study on applying information technology for self administration mode such as CAPI, CASI, ACASI, etc, for further data quality improvement. In addition, further research on RRT should be continued in smaller scale under the organization of the General Statistics Office in terms of selecting interviewers and implementing data collection directly. Lessons learned from this experiment should be taken into account seriously from designing survey to interviewer training and data collection.