NCS Khamphet Vongdala bảo vệ luận án tiến sĩ

Ngày 26/03/2012, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Khamphet Vongdala, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài “Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của nước CHDCND Lào”.
Thứ năm, ngày 23/02/2012

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của nước CHDCND Lào
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)           
Mã số: 62.34.01.01
Nghiên cứu sinh: Khamphet VONGDALA                       
Người hướng dẫn: GS.TS. ĐỖ HOÀNG TOÀN

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Từ việc nghiên cứu lý luận về hoàn thiện chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của nước CHDCND Lào, luận án đã khẳng định chính sách xuất khẩu là sự cụ thể hoá của chiến lược kinh doanh của một quốc gia.

Luận án đã chỉ ra rằng sản xuất và xuất khẩu có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và chính sách xuất khẩu mặt hàng chiến lược chi phối việc xây dựng mặt hàng xuất khẩu chiến lược,. Việc xây dựng hợp lý danh mục các mặt hàng xuất khẩu chiến lược sẽ góp phần phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân. và tác động tích cực tới nền kinh tế Lào nói chung.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Luận án đã chỉ ra rằng chính sách xuất khẩu một số mặt hàng chiến lược của Lào còn một số hạn chế tiêu biểu, cụ thể

(1) Hàng hoá Lào chất lượng chưa cao do trình độ công nghệ thấp, hình thức mẫu mã và chủng loại chưa phong phú đa dạng, không hấp dẫn người tiêu dùng nước ngoài nhất là đối với những thị trường khó tính.

(2) Hàng hóa của Lào được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô, qua nhiều khâu trung gian nên giá bán thường thấp hơn giá của thị trường quốc tế và khu vực, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.

(3) Các doanh nghiệp xuất khẩu Lào hiện nay có trình độ yếu về kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là thiếu am hiểu về pháp luật cũng như tập quán mua bán quốc tế..

Luận án đã đề xuất năm nhóm giải pháp có tính đột phá:

(1) Thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành kéo sợi, may mặc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, nhằm đưa sản phẩm của những ngành này trở thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược.

(2) Tập trung cải thiện môi trường kinh tế, và cơ sở hạ tầng (cả phần cứng và phần mềm) để thu hút đầu tư nước ngoài vào những ngành công nghiệp mũi nhọn có công nghệ hiện đại bao gồm chế biên quặng, chế biến gỗ, chế tạo nông sản.

(3) Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng xuất khẩu tại chỗ;

(4) Tăng mức đầu tư chính phủ vào cơ sở hạ tầng giao thông và tổ chức khai thác cảng biển mà Việt Nam cho mượn.

(5) Cho phép thành lập quỹ bảo hiểm ngành hàng, thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại, đơn giản hoá thủ tục hải quan, giấy phép xuất khẩu.

Nội dung của luận án xem tại đây.