NCS Lê Thị Hằng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 26/12/2013 tại Phòng họp Tầng 2 nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Hằng, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam".
Thứ hai, ngày 25/11/2013

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh               
Mã số: 62.34.01.02
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Hằng      
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1. Từ lý luận về năng lực cạnh tranh, luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của doanh nghiệp. Cụ thể: năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của doanh nghiệp là khả năng dịch vụ thông tin di động của doanh nghiệp đó được sử dụng nhiều và nhanh chóng trên thị trường khi có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp dịch vụ thông tin di động.

2. Luận án vận dụng các tiêu chí chung đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ thông tin di động, bao gồm: chất lượng dịch vụ; giá cước dịch vụ; sự khác biệt hóa dịch vụ; hệ thống kênh phân phối dịch vụ; thông tin và xúc tiến thương mại; thương hiệu và uy tín dịch vụ.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

1. Đánh giá các mặt mạnh, yếu về năng lực cạnh tranh và nguyên nhân của ba công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam (VinaPhone, MobiFone, Viettel) từ hai góc độ khác nhau: đánh giá của khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động và đánh giá năng lực nội tại của các công ty cung ứng dịch vụ thông tin di động, luận án đưa ra được một số điểm mà các công ty này cần chú ý để nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ của mình, như:

(1) Đảm bảo khi đang đàm thoại cuộc gọi của khách hàng không bị rớt mạch;
(2) Giải quyết nhanh chóng các khiếu nại của khách hàng;
(3) Tạo sự khác biệt rõ ràng giữa các loại hình dịch vụ;
(4) Giảm cước phí cuộc gọi;
(5) Nâng cao trình độ của các giao dịch viên;
(6) Quy trình, thủ tục chuyển đổi loại hình dịch vụ cần dễ dàng, đơn giản hơn;
(7) Lấy lợi ích của khách hàng là điều tâm niệm của nhà cung ứng dịch vụ.v.v…

2. Luận án khẳng định xu hướng chuyển dịch nhu cầu từ các dịch vụ thoại sang dịch vụ dữ liệu là thói quen mới của người tiêu dùng. Đây là một nguồn doanh thu mới cho cho các nhà mạng. Do đó, các nhà mạng phải làm phong phú những dịch vụ gia tăng với nội dung hấp dẫn, đa dạng nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

3. Luận án cho rằng các công ty nên viễn thông Việt Nam nên xem xét phương án thành lập các công ty cổ phần trực thuộc để cung cấp các dịch vụ trong quy trình cung ứng dịch vụ đến khách hàng, đặc biệt là những mắt xích có khả năng mang lại doanh thu và lợi nhuận cao, có khả năng thực hiện chuyên môn hoá và chất lượng dịch vụ cao hơn như: Công ty cổ phần cung cấp dịch vụ nội dung; Công ty cổ phần bán lẻ dịch vụ; Công ty cổ phần chăm sóc khách hàng; Công ty cổ phần thu cước và các dịch vụ thanh toán cước phí.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic of the thesis: Improving the competitiveness in providing mobile communication services of Vietnams telecommunications companies.
Speciality : Business Administration               
Code: 62.34.01.02
PhD candidate: Le Thi Hang                    
Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Ke Tuan

New contributions in respect of academics and theory

1. From theoretical about competitiveness, the thesis focuses on clarifying the rationale for competitiveness in the provision of mobile communication services of the enterprise. Specifically, competitiveness in the providing mobile communication services of the enterprise is the ability of that services of the enterprise which is used more and quickly in the market while there are many companies providing mobile communication services.

2. Thesis apply common criteria evaluation of competitiveness of enterprise to determine the criteria for evaluating the competitiveness of enterprises in the provision of mobile communication services, including quality of service, charges service, service differentiation, services distribution system, information and promotion, brand and reputation.

New proposals from the research findings:

1. The thesis has clarified both advantages and disadvantages of competitiveness in the telecommunications and cause of three major companies which are providing mobile communication services in Vietnam (VinaPhone, MobiFone, Viettel) from two different perspectives: evaluation of customers using mobile communication services and evaluation inner capacity of the companies providing mobile communication services, there are something that companies should pay attention to improve the competitiveness of its providing service such as:

(1) Make sure the customers call is not disconnected,
(2) Resolved of customer complaints quickly,
(3) Create a clear difference between the types of services;
(4) Reduced call charge,
(5) Improve qualifications of the dealers;
(6) The process and procedures for transition of services easier and more simplicity,
(7) Benefits customers are the most concerned issue of the provision .v.v…

2. The thesis confirms that the trend shifting demand from voice services to data services is new habits of consumers. This is a new source of revenue for enterprises. Therefore, companies have to make abundant the value-added services with the attractive content to meet a needs of consumers.

3. The thesis said that Vietnam telecommunications companies should consider plans to establish affiliated joint stock companies to provide services in the services supply process to customers, especially the work expected to bring higher revenue and profit, able to perform specialized and higher quality services such as: Provides content services joint-stock company; Retail services joint-stock company; Customer care joint-stock company; Chargeable and charges payment service joint-stock company.