Nghiên cứu sinh Bùi Anh Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 18/04/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Anh Tuấn, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Ảnh hưởng của thể chế tới tinh thần doanh nhân: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam"
Chủ nhật, ngày 17/03/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của thể chế tới tinh thần doanh nhân: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)
Nghiên cứu sinh: Bùi Anh Tuấn
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Ảnh hưởng của thể chế chính thống (formal institution) và thể chế không chính thống (informal institution) đến tinh thần doanh nhân (entrepreneurial orientation) ở cấp độ công ty được ít các học giả quan tâm nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết sử dụng cho các nghiên cứu là chưa rõ ràng và chưa nhất quán. Thể chế không chính thống chỉ được xem xét là các yếu tố văn hóa quốc gia mà bỏ qua vai trò quan trọng của các yếu tố thể chế không chính thống theo định nghĩa của Helmke và Levitsky (2004). Luận án này đã xem xét ảnh hưởng của thể chế đến từng khía cạnh của tinh thần doanh nhân (đổi mới sáng tạo, chấp nhận rủi ro và chủ động tiên phong đi trước đối thủ) của các DNNVV. Một số đóng góp cụ thể của nghiên cứu như sau:
 
1/ Để đo lường chất lượng thể chế chính thống về sự không phù hợp của hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước, các nghiên cứu cần bổ sung thêm hai chỉ báo đo lường. Thứ nhất là sự chồng chéo và thiếu rõ ràng, thứ hai là sự thiếu ổn định và thiếu nhất quán. 
 
2/ Để đo lường thể chế không chính thống về lòng tin thể chế của các DNNVV, các nghiên cứu cần bổ sung thêm một chỉ báo đo lường phản ánh sự cảm nhận chung về các thay đổi tích cực của các quy định và chính sách của Nhà nước.    
 
3/ Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, sự không phù hợp của hệ thống chính sách/quy định của Nhà nước, lòng tin thể chế và tham nhũng đều có mối quan hệ với từng khía cạnh của tinh thần doanh nhân (đổi mới sáng tạo, chấp nhận rủi ro và chủ động tiên phong) trong bối cảnh các DNNVV ở các quốc gia đang phát triển tương tự như Việt Nam. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Mặc dù các rào cản thể chế chính thống và tham nhũng vẫn ở mức độ cao, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần doanh nhân công ty, tuy nhiên lòng tin thể chế của nhiều DNNVV dường như không bị ảnh hưởng tiêu cực. Bởi vậy, vai trò tích cực của lòng tin thể chế đối với tinh thần doanh nhân là một phát hiện có nhiều ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam. 
 
Chất lượng điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước có mối quan hệ cùng chiều với cả ba khía cạnh của tinh thần doanh nhân. Kết quả này cho thấy các DNNVV đang phải gồng mình để tồn tại, sự gia tăng mức độ của cả ba khía cạnh đều không bền vững bởi sự chấp nhận rủi ro có thể là “làm liều”, “đổi mới” có thể là lách luật và “chủ động tiên phong” có thể gắn với nhóm lợi ích. Để làm sáng tỏ thêm điều này, các nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét trong mối quan hệ với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. 
 
Ngoài các giải pháp nhằm xóa bỏ các rào cản thể chế chính thống và hạn chế tham nhũng thì các giải pháp nhằm tăng cường lòng tin thể chế sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần doanh nhân của các DNNVV Việt Nam phát triển.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS
Topic: The effects of institutions on entrepreneurial orientation: Case study of Vietnamese small and medium enterprises
Major: Business Administration (Faculty of Business Administration)
PhD student: Bui Anh Tuan
Supervisor: Assoc. Professor, Dr. Nguyen Thi Tuyet Mai
Training institutions: National Economics University
 
New academic and theoretical contribution
 
The effects of formal and informal institutions on entrepreneurial orientation at the firm level is studied by few scholars. The theoretical basis for the research is unclear and inconsistent. The informal institution is only considered as national cultural element rather than the non-formal institutional element as defined by Helmke and Levitsky (2004). This thesis has examined the effects of institutions on each aspect of entrepreneurial orientation (innovation, risk taking and proactiveness) of SMEs. Some specific contribution of the study are as follows:
 
1/ To measure the formal institutional quality regarding the mistmatch of the policy and regulation system of the State, the study needs to be added by two indicators. The first is the overlap and lack of clarity, and the second is the instability and inconsistency.
 
2/ To measure the informal institution regarding SMEs institutional trust, the study needs to be added by an indicator which reflects the general perception of positive changes in state regulations and policies. 
 
3/ Experimental evidence shows that the mismatch of the states policy/regulation system, institutional trust and corruption are all related to every aspect of entrepreneurial orientation (innovation, risk taking and proactiveness) in the case of SMEs in developing countries like Vietnam.
 
New findings and proposals from the research results and surveys of the thesis:
 
Although formal institutional barriers and corruption remain at a high level, negatively affecting the entrepreneurial orientation, however, the institutional trust of many SMEs does not seem to be negatively affected. Therefore, the positive role of institutional trust to entrepreneurial orientation is a finding with many practical implications in the Vietnamese context.
 
The executive quality of the state management agencies is positively correlated with all three aspects of entrepreneurial orientation. This result shows that SMEs are struggling to survive, and the increase in the level of all three aspects is unsustainable because the risk taking  could be ‘lam lieu’, innovation could be ‘law breaking’ and ‘proactiveness" could be attached to interest groups. To clarify this, further research may be considered in relation to the business results.
 
In addition to solutions to eliminate formal institutional barriers and limit corruption, those to strengthen institutional trust will be an important driving force to promote the entrepreneurial orientation of Vietnamese SMEs.