Nghiên cứu sinh Đặng Huyền Trang bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 24/9/2018 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đặng Huyền Trang, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài "Liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê bền vững - Nghiên cứu tại Tỉnh Sơn La".
Thứ sáu, ngày 24/08/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Liên kết kinh tế giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê bền vững - Nghiên cứu tại Tỉnh Sơn La
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp 
Nghiên cứu sinh: Đặng Huyền Trang
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Khôi
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Từ khung lý thuyết chung về liên kết kinh tế (LKKT) giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản, luận án đã cập nhật, bổ sung và cụ thể hóa cơ sở lý thuyết cho phân tích, đánh giá LKKT giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ một sản phẩm có tính đặc thù, có quy mô lớn ở Việt Nam nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng - sản phẩm cà phê chè, với các điểm mới sau:
 
(1) LKKT giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê là liên kết hoạt động, trong đó có liên kết trong các chủ thể và liên kết giữa các chủ thể, liên kết vĩ mô và liên kết vĩ mô, liên kết trực tiếp và liên kết gián tiếp.
 
(2) LKKT giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê bền vững là tổng thể các hoạt động nhằm tạo sự gắn kết giữa các khâu, các chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê một cách chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu gắn kết theo ngành hàng cà phê, nâng cao giá trị của từng khâu và của toàn ngành một cách bền vững. Tính bền vững được thể hiện cả về kinh tế, xã hội và môi trường và được đánh giá thông qua sự ổn định của các tiêu chí về kết quả và hiệu quả của LKKT.
 
(3) Cơ sở của liên kết không chỉ từ phân công lao động, sự hình thành chuỗi giá trị ngành nông sản mà còn từ đặc điểm của chất lượng sản phẩm cà phê, đặc điểm về địa bàn với địa hình chia cắt, trình độ dân trí thấp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở Sơn La so với các vùng khác….
 
(4) Luận án đã xây dựng hệ thống tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả của LKKT giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê bền vững làm cơ sở cho đánh giá thực tiễn mối LKKT này ở tỉnh Sơn La một cách đồng bộ và khoa học.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
 
Luận án đã chỉ ra các bài học kinh nghiệm thực tiễn có thể áp dụng để thúc đẩy LKKT ở Sơn La gồm: (1) Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch sản xuất và chế biến cà phê. (2) LKKT được thực hiện theo nhiều cách phù hợp với trình độ từng vùng. (3) Vai trò chủ đạo trong mối LKKT thuộc về doanh nghiệp chế biến.
 
Liên kết kinh tế giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La mang tính tự phát, ở trình độ thấp, kém bền vững của các hoạt động liên kết; Hiệu  quả của các mô hình liên kết lớn hơn so với mô hình không liên kết. Luận án đã chỉ các nhân tố quyết định đến mối LKKT trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê đó là: Cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia LKKT; quy mô sản xuất, trình độ tổ chức sản xuất, ý thức tuân thủ pháp luật…của các bên tham gia.
 
Luận án đã chỉ ra để tăng cường LKKT giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cà phê bền vững ở tỉnh Sơn La cần thực hiện đồng bộ các hoạt động: rà soát quy hoạch, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thúc đẩy LKKT theo chuỗi giá trị, xây dựng hệ thống hạ tầng, lựa chọn các hình thức tổ chức, xây dựng cơ chế hỗ trợ, nâng cao vai trò các hiệp hội và nâng cao ý thức pháp luật của các bên trong mối LKKT.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW IDEAS OF THE THESIS
 
Topic: "The economic linkages between production, processing and consumption of sustainable coffee  - Research in Son La province"
Major: Agricultural Economics    
PhD student: Dang Huyen Trang
Scientific instructor:  Associate Prof. Dr. Pham Van Khoi
Institution: National Economics University, Vietnam
 
New theoretical and academic contributions: 
 
The thesis derives from the general theoretical framework for economic linkages between production, processing and consumption of agricultural products. The research has updated, added and concretized the theoretical basis for the analysis and assessment of economic linkages between production, processing and consumption of Arabica coffee.
 
(1) The linkage between coffee production, processing and consumption is linked to activities.  including: linkages between actors and linkages between actors; micro and macro linkages; the direct and indirect links.
 
(2) The linkage between sustainable coffee production, processing and consumption is a combination of activities aimed at creating cohesion between producers, processors and coffee consumers. which have meet the requirements associated with the coffee sector, enhance the value of each stage and the entire sector in a sustainable way. The sustainability of the linkage is expressed both in terms of economic, social and environmental and is assessed by the stability of the criteria for the results and the effectiveness of the link.
 
(3) The basis of the economic link include: the division of labor; the formation of the value chain of agricultural sector; the characteristics of coffee quality; Characteristics of the area with the topography, the low educational level, the harsh natural conditions in Son La compared with other regions.
 
(4) The thesis has developed a system of criteria and methods for evaluating the results and effectiveness of economic linkages between sustainable coffee production, processing and consumption. It serves as a basis for a practical assessment of this linkage in Son La province in a holistic and scientific way.
 
The thesis has identified practical lessons that can be applied to promote economic linkages in Son La, including: (1) Good planning and production planning for coffee should be developed and implemented. (2) economic linkages are implemented in a variety of ways in accordance with the level of each region. (3) Leading role in linkage belongs to processing enterprises.
 
Economic linkages between coffee production, processing and consumption in Son La province are spontaneous, low level, unsustainable of associated activities; The effectiveness of the link models are better than the models are not linked. The dissertation identifies the determinants of linkages in coffee production, processing and consumption: the Benefit Sharing Mechanism among stakeholders; production scale, production organization level, sense of law observance ... of the parties.
 
The thesis has pointed out that in order to strengthen the link between sustainable coffee production, processing and consumption in Son La province, it is necessary to carry out the following activities: organizing propaganda activities; Promote Link Value Chain; building infrastructure system; selection of organizational forms; establishment of support mechanism; heighten the role of associations and raise the legal awareness of the parties in the linkages.