Nghiên cứu sinh Hồ Công Trung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 08/06/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hồ Công Trung, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam".
Thứ hai, ngày 08/06/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng          Mã số: 62340201
Nghiên cứu sinh: Hồ Công Trung
Người hướng dẫn: 1. GS.TS Nguyễn Văn Nam 2. TS Trần Vĩnh Đức
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
1. Đề xuất quan điểm toàn diện hơn về phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ, bao gồm phát triển cả về bề rộng và phát triển cả về chiều sâu. Trên cơ sở khái niệm đó, NCS xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ. Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá về quy mô, đối tượng, phạm vi, phương thức, NCS đề xuất các chỉ tiêu mới phản ánh chất lượng của phát triển, là mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ. NCS luận giải được các nhân tố ảnh hưởng mức độ phát triển của hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là làm rõ được ảnh hưởng của nhân tố mới như: cơ cấu tài trợ; các yếu tố chất lượng dịch vụ, giá cảm nhận và hình ảnh doanh nghiệp tới sự hài lòng của khách hàng. 
 
2. Điều chỉnh mô hình đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ, giá cảm nhận và hình ảnh doanh nghiệp tới sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ trên cơ sở ghép hai biến sự tin cậy và khả năng đáp ứng dịch vụ. Các kiểm nghiệm đã khẳng định sự phù hợp của mô hình trong nghiên cứu hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu và khảo sát 
 
1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, cơ cấu tài trợ (nợ ngắn hạn và dài hạn) có tác động âm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo hàm bậc 2.
 
2. Tại Việt Nam, hai nhân tố chất lượng dịch vụ là sự tin cậy và khả năng đáp ứng không phải là hai nhân tố được khách hàng cảm nhận riêng biệt đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ mà chúng chỉ là một nhân tố.
 
3. Kết quả cho thấy chỉ có bốn nhân tố chính ảnh hưởng tới sự hài lòng khách hàng là (1) sự tin cậy và khả năng đáp ứng; (2) Năng lực phục vụ; (3) Giá cảm nhận và (4) Phương tiện hữu hình. Các nhân tố như sự đồng cảm và hình ảnh doanh nghiệp được xem như những thuộc tính phải có trong mô hình Kano.
 
4. Luận án đưa ra dự báo tiềm năng phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đến 2020 với mức doanh thu khoảng 43 nghìn tỷ đồng, đồng thời chỉ ra một số hạn chế trong hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam liên quan đến cơ cấu sản phẩm, cấu trúc vốn doanh nghiệp, xung đột kênh phân phối.
 
5. Luận án đề xuất một số nhóm giải pháp mới về phát triển hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ, bao gồm: (1)  Tái cơ cấu tài trợ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên cơ sở sử dụng mô hình toán kinh tế nhằm xây dựng cơ cấu tài trợ tối ưu, từ đó, giảm chi phí vốn và tăng cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp bảo hiểm; (2) Sử dụng mô hình đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ, giá cảm nhận và hình ảnh doanh nghiệp tới sự hài lòng của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao sự hài lòng và tính trung thành của khách hàng đối với dịch vụ bằng biện pháp: (i) Nâng cao tính phù hợp về phí bảo hiểm với khách hàng; (ii) Nâng cao tính tin cậy của dịch vụ và khả năng đáp ứng dịch vụ; (iii) Nâng cao năng lực phục vụ của doanh nghiệp với khách hàng; (iv) Nâng cao cảm nhận của khách hàng với các yếu tố hữu hình; (v) Và một số giải pháp khác gắn với hoạt động định vị dịch vụ, phát triển sản phẩm dịch vụ có ý nghĩa xã hội.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------------------
 
THE IMPLICATIONS OF THE THESIS
 
Thesis name: Developing the operation of non-life insurance in Vietnam
Specialization: Finance - Banking Code: 62340201
Author: Ho Cong Trung
Instructor: 1. Prof. Dr. Nguyen Van Nam   2. Dr. Tran Vinh Duc
 
The implications in terms of academic, theoretical:
 
1. Propose a comprehensive point of view on the development of non-life insurance activities, including quantitative and qualitive development. Based on that definitions, candidacy will form a set of parameters for evaluating the development of non-life insurance. Besides the parameter described on scale, objective, scope, methodology, candidacy will propose new parameters reflected the quality of the development, which is the satisfaction of client on the quality of the service. Candidacy will also explain the factors that affected to the development of non-life insurance activities, especially new factors is sponsor’s mechanism, quality of service , perceivable price and the symbolic of the agency to the satisfaction of client.
 
2. Base on the mergence of two variables (trust and satisfied service’s capability) for adjusting the model to assess the impact of qualitatively factors of service, perceivable price and images of company to the satisfaction of the customers in the non-life insurance. The tests have confirmed that the model is suitability in non-life insurance research’s activities in Vietnam.
 
The findings, new proposals from the results of research and surveys:
 
1. For non-life insurance businesses, financing structure (short-term and long-term debt) has negative impact on the performance effectiveness of the enterprise as a function of quadratic.
 
2. In Vietnam, reliability and responsiveness factors are not two separated factors in the customer perception in non-life insurance service. They are merged as an only factor.
 
3. The results show that only four main factors affecting customer satisfaction: (1) reliability and responsiveness; (2) The service capacity; (3) perceivable price and (4) Tangible. The rest factors such as empathy and corporate image are considered to be in the Kano model. 
 
4. The thesis detects the potential development of Vietnam non-life insurance activity and forecast the revenues from non-life insurance in Vietnam will reach about 43 trillion in 2020. However, there are some restrictions on the product structure, corporate capital structure, channel conflict, etc.
 
5. The thesis propose solutions for developing the non-life insurance market such as: (1) Restructure the financing of non-life insurance firms on the basis of using the econometrics model to build the optimal sponsor structure, thus, reduce funding cost and increase investment oppotunities for insurance firms; (2)Use impact asseements model of service quality factor, perceivable price and corporate image to customer satisfaction to improve service quality , improve the customer satisfaction and loyalty for service by: (i) Improve the relevance of insurance premium to customers; (ii) Improve the reliability and responsiveness of the service; (iii) Increase service capacity of firms; (iv) Improve customer perception with the visible elements; (v) in addition to other measures such as navigation service operations, develop meaningful service/product for society, etc.