Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Thu Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 09/03/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Thị Thu Hương, chuyên ngành Quản lý Kinh tế (Kinh tế Du lịch), với đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng".
Thứ hai, ngày 06/02/2017

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN


Tên luận án: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế (Kinh tế Du lịch) Mã số: 6234041
Nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Thu Hương
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

Thứ nhất, sự đóng góp về mặt lý thuyết của nghiên cứu là xây dựng mô hình về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến thái độ, sự cam kết lựa chọn cũng như lòng trung thành của du khách đối với điểm đến. Mặc dù nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng du lịch cũng như nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự lựa chọn điểm đến đã được đề cập từ thế kỷ thứ XVII. Tuy nhiên, tổng quan lý thuyết cho thấy các yếu tố thường được đề cập một cách rời rạc, thường tập trung vào nghiên cứu yếu tố bên trong hoặc sự tác động của môi trường bên ngoài. Đặc biệt, nét mới của mô hình lý thuyết là tìm ra quy luật hành vi giữa hai quyết định lựa chọn điểm đến du lịch văn hóa và du lịch biển. Các quyết định lựa chọn điểm đến cũng được xét trên hai đối tượng khách chưa từng tới điểm đến (cam kết sẽ tham quan điểm đến) và du khách đã tới điểm đến (dự định quay trở lại và giới thiệu cho người khác). Kết quả nghiên cứu sẽ làm phong phú thêm các lý thuyết liên quan đến hành vi người tiêu dùng du lịch nói chung và hành vi lựa chọn đểm đến nói riêng.

Thứ hai, luận án kết hợp hai loại mô hình khá mới trong nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng nói chung và hành vi người tiêu dùng du lịch nói riêng là mô hình cấu trúc và mô hình tiến trình hành vi. Việc áp dụng mô hình nghiên cứu này giúp kiểm tra hiệu quả và chính xác mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào (biến kích thích) và yếu tố đầu ra (kết quả phản ứng). Không những vậy, mô hình còn thể hiện cơ chế hay tiến trình diễn biến tâm lý trong khoa học hành vi ra quyết định thông qua vệc kiểm tra các quyết định của mỗi cá nhân, tập trung vào quá trình nhận thức trước khi du khách đưa ra quyết định cuối cùng. 

Thứ ba, sự đóng góp về mặt phương pháp thống kê thể hiện ở việc sử dụng đồng thời hai phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Mô hình nghiên cứu của luận án thể hiện được cơ chế diễn biến tâm lý một cách logic trong tiến trình ra quyết định lựa chọn điểm đến với điểm xuất phát là sự tác động của các nguồn thông tin. Mô hình này thể hiện được diễn biến các bước lý giải hành vi của người tiêu dùng du lịch. Mặc dù các phương pháp khác giải quyết được mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố độc lập và phụ thuộc; nhưng mô hình cấu trúc SEM thể hiện được mối quan hệ một cách đồng thời cũng như cơ chế tác động giữa các yếu tố với nhau. Việc sử dụng các phương pháp hiện đại nhằm khuyến khích và là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu quan tâm áp dụng. 

Thứ tư, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho các nhà quản lý các điểm du lịch có những thông tin chính xác và hiểu biết sâu sắc hơn về thái độ cũng như hành vi của du khách, qua đó có những biện pháp thúc đẩy và lôi kéo du khách đến với các điểm du lịch trong nước bằng cách đưa ra những chiến lược, chính sách thích hợp nhằm khai thác triệt để những thế mạnh của các điểm du lịch. Đây sẽ là nền tảng giúp ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, cũng như xây dựng nền du lịch quốc gia và ngành du lịch địa phương bền vững. Đặc biệt, mô hình các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới các điểm đến gắn với các loại hình du lịch văn hóa và du lịch biển mà du khách hướng tới có thể được áp dụng và mở rộng cho các điểm đến cùng đặc điểm ở các địa phương trong nước và quốc tế. 

Nội dung của luận án xem tại đây.

--------
 
Contribution of the research

Title: Factors affecting destination choice of Hanoi residents: the case of Hue and Da Nang
Major: Economics Management (Tourism Economics) Code: 62340410
Ph.D attendant: Hoang Thi Thu Huong
Supervisor: Associate Prof. Dr. Nguyen Van Manh

First, the research helps constructing theoretical model that describes the relationships between factors affecting tourists’ attitute, commitment to destination choice and loyalty to destination. Although research on consumer behavior as well as the research focus on the factors affecting  to destination choice that was mentioned from the seventeenth century. However, the literature review show that the theory of factors often mentioned a discrete way, research usually focuses on internal factors or the impact of the external environment. Especially, the research explains the behavioral rules between choosing a cultural destination and a marine destionation. Decisions on destinations are also addressed in regards to potential tourists (who have never visited the destination but are commited to visit in the future) and tourists that have visited the destination (who intend to return and recommend to others about the destination). The results of the research will enrich the theories related to consumers’ behavior in tourism in general and destination choice behavior in particular.

Second, the thesis combines two rather new research models in  consumers’ behavior and consumers’ behavior in tourism, i.e. Structural equation model and behavior process model. Applying these research models help evaluate the validity of relationships between inputs (stimulus variables) and outputs (response stimulus). In addition, the model also explains about the mechanism or psychological sequence in decision-making behavioral sciences through investigating the decision-making process of individual, with the emphasis on the cognitive phase before the tourist makes the final decision.

Third, this study makes a contribution to statistics methods by simultaneously utilizing two qualitative methods (in-dept interview of tourists and experts and focus group interview) and quantitative methods (EFA, CFA and SEM). The theoretical model of this research logically explains about tourists’ psychological sequence in the destination choice process that starts with influences by information sources. This model succeeds in indicating the different phases in tourists’ psychological sequence. This application of research models are an encourgagement and basis for other interested scholars.

Fourth, the results of this research will provide destination managers with accurate information and insights on tourists’ attitude and behavior, thereby helps devising effective strategies and policies to attract and motivate tourists to domestic destinations, based on exploiting specific strengths of destinations. These suggestions contribute to develop the tourism industry in Vietnam as well as the building of the national tourism and the local tourism sustainably. In particular, the group factors affecting to destinations associated with the type of cultural tourism and sea tourism can be applied and extended to the same characteristic destinations in Vietnam and over the world.