Nghiên cứu sinh Lại Thị Thanh Loan bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 18h00 ngày 30/03/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lại Thị Thanh Loan, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Tác động của thanh khoản thị trường tài chính đến thanh khoản ngân hàng thương mại tại Việt Nam".
Thứ năm, ngày 27/02/2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của thanh khoản thị trường tài chính đến thanh khoản ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Nghiên cứu sinh: Lại Thị Thanh Loan
Người hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Hoài Linh; PGS.TS Phạm Thị Hoàng Anh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Từ nghiên cứu về tác động của thanh khoản thị trường tài chính (TTTC) đến thanh khoản ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam, luận án đã có những đóng góp về mặt học thuật, lý luận. Thứ nhất, luận án đã lần đầu tiên tiếp cận thanh khoản NHTM dưới 03 góc độ thanh khoản nguồn vốn, thanh khoản tài sản và thanh khoản chung. Trong đó, thanh khoản nguồn vốn được phát triển từ chỉ tiêu NSFR - đo lường an toàn thanh khoản theo Basel III - lần đầu tiên được tính toán tại Việt Nam. Thứ hai, luận án đã xây dựng và tính toán chỉ tiêu thanh khoản TTTC Việt Nam tổng hợp từ 4 TTTC thành phần là thị trường ngoại hối, thị trường liên ngân hàng, thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu chính phủ. Thứ ba, luận án tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của thanh khoản TTTC đến thanh khoản NHTM Việt Nam trên cả 3 góc độ nghiên cứu. Điều này góp phần củng cố cơ sở lý thuyết về tác động thanh khoản TTTC đến thanh khoản NHTM.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 
 
Trên cơ sở áp dụng phương pháp hồi qui dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu luận án chỉ ra: 
 
(i) Mặc dù thanh khoản TTTC thành phần biến động khác nhau, song thanh khoản TTTC Việt Nam được cải thiện trong giai đoạn 2007-2017. Thanh khoản TTTC thấp nhất trong năm 2008 và cao nhất vào năm 2017. Thanh khoản NHTM có 03 giai đoạn xảy ra căng thẳng đi liền với biến động lớn của TTTC là năm 2008, cuối năm 2009 và từ tháng 10/2010 - 1/2011. 
 
(ii) Tìm thấy tác động của thanh khoản TTTC đến thanh khoản NHTM trên các góc độ khác nhau. Cụ thể, thanh khoản TTTC tác động thuận chiều đến thanh khoản nguồn vốn và thanh khoản chung của NHTM, tác động nghịch chiều với thanh khoản tài sản của NHTM. Như vậy, thanh khoản TTTC gia tăng tác động khiến NHTM dự trữ ít tài sản thanh khoản trên Bảng cân đối kế toán hơn, nhưng thanh khoản nguồn vốn (thời hạn >1 năm) và khả năng thanh khoản tổng thể tốt hơn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tính chất sở hữu của NHTM không ảnh hưởng đến sự tác động của thanh khoản TTTC đến thanh khoản NHTM.
 
(iii) Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về tác động của các yếu tố bên trong (tổng tài sản, khả năng sinh lời) và bên ngoài (tiết kiệm quốc gia, tăng trưởng cung tiền và lạm phát) đến thanh khoản NHTM. Trong đó, nghiên cứu lần đầu tiên tìm thấy tác động thuận chiều có ý nghĩa thống kê của tiết kiệm quốc gia đến thanh khoản tài sản và thanh khoản chung NHTM. 
 
Từ kết quả nghiên cứu, để củng cố thanh khoản NHTM, luận án đưa ra các khuyến nghị gia tăng tính thanh khoản TTTC như phát triển các công cụ phái sinh tài chính; áp dụng công nghệ số, công nghệ tài chính (Fintech)… Ngoài ra, từ bằng chứng về tác động các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động đến thanh khoản NHTM, các khuyến nghị về gia tăng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia, kiểm soát chặt chẽ lạm phát, tăng trưởng tổng tài sản hợp lý, củng cố hiệu quả hoạt động... cũng được đưa ra.
 
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis title: Impact of financial market liquidity on commercial bank liquidity in Vietnam
Major: Finance – Banking    
Name of Candidate: Lai Thi Thanh Loan   
Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Do Hoai Linh – Assoc.Prof.Dr. Pham Thi Hoang Anh 
Institution: National Economics University 
 
New academic and theoretical contributions
 
From research on the impact of financial market liquidity to Vietnam commercial bank liquidity, the thesis has made some academic and theoretical contributions. Firstly, the thesis has approached commercial bank liquidity under 03 angles of funding liquidity, asset liquidity and general liquidity. In particular, funding liquidity developed from the NSFR indicator - a measure of liquidity safety according to Basel III - was first calculated in Vietnam. Secondly, the thesis has built and calculated the liquidity index of Vietnam financial market which is synthesized from 4 financial markets including foreign exchange market, interbank market, stock market and government bond market. Thirdly, the thesis has found empirical evidence on the influence of financial market liquidity on liquidity of Vietnamese commercial banks. This results contributes to strengthening the theoretical basis of the influence of financial market liquidity on commercial bank liquidity.
 
New findings and recommendations 
 
On the basis of applying regression method of panel data, the thesis research results show:
 
(i) Although the levels of liquidity in each financial market are different, Vietnam financial market liquidity was improved in the period of 2007-2017. The liquidity of financial market was the lowest in 2008 and the highest in 2017. Commercial bank liquidity had 03 periods of stress associated with big fluctuations of financial market were in 2008, the end of 2009 and from October/2010 - January/2011.
 
(ii) The thesis has found the effect of financial market liquidity on the liquidity of commercial banks on different angles. Specifically, financial market liquidity has a positively effect on funding liquidity and loan to deposit ratio, a negatively impact on asset liquidity of commercial banks. Thus, the increase in liquidity of the financial market made the commercial banks reserved less liquid asset on the balance sheet, but funding liquidity and the overall liquidity were better. At the same time, the research results have also showed that the property of commercial banks does not affect the impact of financial market liquidity on commercial bank liquidity.
 
(iii) Besides, the study has also found evidence of the influence of internal (total assets, profitability) and external factors (national savings, money supply growth and inflation) on liquidity of commercial banks. In particular, the thesis has found a statistically significant positive effect of national savings on commercial banks’ asset liquidity and loan to deposit ratio.
 
From the research results, to enhance the liquidity of banks, the thesis has offered recommendations to increase financial market liquidity such as the development of financial derivatives, digital technology, financial technology (Fintech)... In addition, from the evidence of the impact of internal and external factors affecting the liquidity of commercial banks, increasing the national savings rate, controlling inflation, reasonable growth of banks’ total assets, and consolidation of operational efficiency... were also proposed.