Nghiên cứu sinh Lê Thu Giang bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 26/05/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thu Giang, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Ứng dụng mô hình tự hồi quy véctơ dạng cấu trúc trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 26/05/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Ứng dụng mô hình tự hồi quy véctơ dạng cấu trúc trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 62340201
Nghiên cứu sinh: Lê Thu Giang
Người hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Phi Lân     2: PGS. TS. Lê Quang Cảnh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ (CSTT) được mô tả từ tác động của công cụ CSTT qua các kênh trung gian tới mục tiêu của CSTT. 

2. Mô hình SVAR được sử dụng để ước lượng tác động từ công cụ của CSTT qua các kênh truyền dẫn gồm tín dụng, lãi suất và tỷ giá đến mục tiêu cuối cùng của CSTT đó là sản lượng, lạm phát trong bối cảnh của Việt Nam. Phân tích phản ứng xung và phân rã phương sai để nghiên cứu phản ứng của biến mục tiêu CSTT với cú sốc trong bối cảnh Việt Nam giai đoạn 1995-2015. 

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

(i) Cơ chế truyền dẫn CSTT qua từng kênh đã phát huy hiệu quả nhất định trong mỗi giai đoạn. Mức độ phản ứng của các biến số trước các cú sốc khá nhạy cảm trong ngắn hạn và có độ trễ khoảng thời gian thường từ 3 đến 5 tháng;

(ii) Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng không chỉ bởi các nhân tố trong nước như lãi suất VND, cung tiền (M2), tỷ giá mà còn bởi sự biến động của nền kinh tế thế giới như là chính sách điều hành lãi suất của FED và giá dầu thế giới với độ trễ từ 5-10 tháng. Điều này thể hiện nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới khá sâu rộng;

(iii) Việc cung ứng tiền ra lưu thông chịu ảnh hưởng lớn của mặt bằng lãi suất trong nước, các yếu tố nước ngoài và tổng cầu của nền kinh tế với độ trễ từ 3-5 tháng. Kết quả này phản ánh tăng trưởng thường dẫn tới tăng tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam;

(iv) Chỉ số CPI trong nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ kỳ vọng lạm phát (ảnh hưởng bởi các cú sốc do chính nó tạo ra), tổng cầu trong nước, cung tiền, tỷ giá và diễn biến lãi suất điều hành của FED;

(v) Tỷ giá USD/VND chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi công tác điều hành CSTT gồm lãi suất, chính sách tỷ giá, cung tiền M2 với độ trễ từ 5-10 tháng. 

Để ứng phó một cách kịp thời, hiệu quả trước các diễn biến kinh tế vĩ mô bất lợi và đạt được các mục tiêu đặt ra, Luận án đã đề xuất cho công tác điều hành CSTT như: (i) NHNN nên đẩy mạnh hoạt động xây dựng và hoàn thiện cơ chế truyền dẫn; (ii) Từng bước tiến tới và nâng cao vị thế độc lập của NHNN trong điều hành CSTT; (iii) Nâng cao năng lực cạnh tranh và quản trị rủi ro của các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.


Nội dung của luận án xem tại đây.

--------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Applied structural vector autoregression model to analyze monetary transmission mechanism in Vietnam
Major: Finance – Banking                             Code: 62340201
PhD candidate: Lê Thu Giang
Supervisors:  1. Dr. Nguyễn Phi Lân      2:  Assoc.Prof.Dr. Lê Quang Cảnh 

Theoretical contribution

1. Thesis theoretically systematizes the monetary transmission mechanism. This mechanism is described impacts of monetary policy’s tools through channels to targets of the monetary policy.

2. A SVAR model is developed to estimate the impacts of the monetary policy’s tools through transmission channels, which includes credit, interest rates and exchange rates, to the outputs and inflation, targets of the monetary policy in Vietnam. Impulse response functions and variance decomposition are applied to study responses of output and inflation to external shocks in the context of Vietnam during period 1995-2015.

Empirical contribution

(i) The monetary transmission mechanism through each channel has certain effects at each stage. The response targeted variables to shocks in the short term is sensitive and lagged from 3 to 5 months;

(ii) the growth of Vietnams economy is influenced not only by domestic factors such as VND interest rates, money supply (M2), the exchange rate but also by the fluctuations of the world economy such as the policy of the Feds interest rate and the world oil prices with a lag of 5-10 months. This implies wide openness and deep integration of Vietnams economy;

(iii) Money supply is heavily influenced by domestic interest rates and aggregate demand, foreign variables with a lag of 3-5 months. This empirical result suggests that economic growth leads to an increase in total means of payment in the economy;

(iv) inflation is greatly influenced by expected inflation (the shocks created by itself), domestic aggregate demand, money supply, exchange rate and Feds interest rates;

(v) The USD/VND exchange rate is mainly influenced by operations of monetary policy including interest rate, exchange rate, money supply M2 with 5-10 months lag. 

In order to timely and effectively respond to disadvantageous macroeconomic environment and to achieve the objectives, thesis proposes solutions and recommendations regarding to the operation of the monetary policy such as: (i) The State Bank should improve operation of the monetary mechanism transmission; (ii) Gradually improve independence of the central bank in controlling the monetary policy; (iii) To improve competitiveness and risk management of commercial banks in particular and Vietnams banking system in general.