Nghiên cứu sinh Mai Anh Bảo bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 30/01/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Mai Anh Bảo, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh đến kết quả hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng".
Thứ tư, ngày 30/12/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh đến kết quả hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) Mã số: 62340410
Nghiên cứu sinh: Mai Anh Bảo
Người hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà; PGS.TS. Chu Tiến Quang

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

1. Luận án đã áp dụng các lý thuyết về quản trị tổ chức nói chung như lý thuyết người đại diện (Agency theory), lý thuyết về chi phí giao dịch (transaction cost theory), vấn đề kẻ hưởng không (Free-rider problem) vào bối cảnh của các hợp tác xã (HTX) để thấy được các vấn đề mà HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp phải. Luận án cũng chỉ ra một số yếu tố đến từ phía ban chủ nhiệm, xã viên như việc cam kết của xã viên có tác dụng giúp HTX vượt qua những khó khăn tất yếu trong quá trình hoạt động.

2. Từ lý luận và thực tiễn hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để xây dựng mô hình các yếu tố nội sinh tác động đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, Các biến nội sinh bao gồm 7 biến nghiên cứu : 4 biến năng lực quản trị ; 2 biến sự cam kết của xã viên ; 1 biến về  sự tham gia vào quản trị HTX của xã viên. Các biến nghiên cứu về kết quả hoạt động của HTX bao gồm 2 biến : Kết quả kinh tế của HTX và Kết quả kinh tế của xã viên do HTX đem lại. Kết quả phân tích cho thấy:

Thứ nhất, Các biến số đến từ phía xã viên HTX như sự cam kết, sự tham gia vào quản trị có tác động lớn, thuận chiều đến kết quả kinh tế của HTX và của xã viên. Các yếu tố đến từ năng lực quản trị của ban chủ nhiệm có mức tác động thuận chiều, nhỏ hơn và theo từng năng lực khác nhau đối với từng yếu tố kết quả kinh tế cho HTX và kết quả kinh tế xã viên mà HTX đem lại.

Thứ hai, yếu tố cam kết của xã viên là rất quan trọng tới kết quả hoạt động của HTX  lý giải điều này từ lý thuyết đến thực tế cho thấy sự cam kết của xã viên giúp HTX giảm được các chi phí hoạt động của HTX (VD: chi phí kiểm tra, giám sát), giúp HTX dễ dàng có được khách hàng và sau cùng là dễ dàng huy động được nguồn lực. 

Thứ ba, trong bối cảnh hiện nay tại Việt Nam yếu tố cam kết cảm xúc của xã viên đóng vai trò quan trọng nhất trong tất các các yếu tố tới kết quả hoạt động của HTX. Cam kết duy trì của xã viên có tác động tuy nhiên mức độ tác động còn ở mức trung bình, điều này cho thấy lợi ích mà HTX đem lại cho xã viên còn chưa cao, khiến cho mức độ cam kết duy trì của xã viên còn chưa lớn.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra đề xuất để tăng cường kết quả hoạt động cho các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, ban chủ nhiệm và xã viên HTX. Những hỗ trợ của Nhà nước chỉ nên tập trung vào chính sách đào tạo với đối tượng là ban chủ nhiệm và xã viên HTX để nâng cao năng lực quản trị HTX, sự cam kết của xã viên. Nhà nước cần rất thận trọng với các chính sách hỗ trợ khác như chính sách hỗ trợ vốn, đất đai vì rất dễ hình thành nên các HTX mà bản chất là doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đối với ban chủ nhiệm HTX, cần nhận thức rõ vai trò của xã viên từ đó có cách thức phù hợp để tăng cường sự tham gia vào quản trị HTX cũng như sự cam kết của xã viên vào quản trị HTX. Ban chủ nhiệm cũng cần phải tăng cường năng lực quản trị để điều hành HTX trong một môi trường cạnh tranh. Về phía xã viên phải chủ động, tích cực tham gia vào quản trị HTX, coi HTX là của mình thi HTX mới có thể phát triển.

Nội dung của luận án xem tại đây.

------------

CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Evaluating the impact of endogenous factors to business performance of agricultural cooperatives in the red river delta
Major: Economics Management (Management Science) Code: 62.34.04.10_QL
PhD Candidate: Mai Anh Bao
Instructors: Assoc. Prof. Dr. Do Thi Hai Ha;      Assoc. Prof. Dr. Chu Tien Quang
 
Theoretical contributions:
 
1. The thesis applies theories of organizational management such as agency theory, transaction cost theory, free rider problem to the context of agricultural cooperatives to analise problems that agricultural cooperatives are facing. The thesis also shows factors from boards of director such as management capacities and members such as member’s commitment can help cooperatives to overcome difficulties.
 
2. From theoretical and practical views, the thesis uses qualitative method and quantitative method to build models of endogenous factors affecting the business performance of agriculture cooperatives. The endogenous variables include 4 variables of management capability; 2 variables of the commitment of members; 1 variable of the member’s participation in cooperatives governance. The variables of business performance of cooperatives include two variables: the economic result of cooperatives and the economic result of members giving by cooperatives. The research shows that:
 
Firstly, the variables of member commitment and member’s participation in cooperatives governance have a critical and positive impact to the business performance of cooperatives. Variables of management capacity of boards of director have a positive and smaller impact in comparison with the impact of previous variables. Management capacities have different impacts for different type of cooperatives
 
Secondly, the variable of member commitment is very important to business performance of cooperatives because it helps cooperatives to reduce operational cost such as controlling cost, and to mobilize resources easily from members.
 
Thirdly, the affective commitment of members is the most important factor affecting the business performance of cooperatives. The continuance commitment has the smaller impact. This indicates that agricultural cooperatives still bring low benefit to their members which make the low level of continuance commitment of members.
 
Solutions from the research:
 
From the research results, the thesis proposes solutions to enhance operating results for the cooperatives in the agricultural sector which need cooperation of the government, boards of director and members. The supports of government should focus on training policies on boards of director and members to improve cooperatives management capacity and the commitment of members. The government should be very careful with other support policies such as capital or land policies because they can create unfair competitions between types of economic organization. To the boards of director, they need to recognize the role of members and have appropriate ways to enhance member’s participation in cooperatives governance as well as the member commitment. The boards of directors also need to strengthen their management capacity to manage the cooperatives in a competitive environment. To the members, they must participate actively in the cooperatives management