Nghiên cứu sinh Phạm Đan Khánh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 20/12/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Đan Khánh, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Hiện tượng mùa vụ trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ ba, ngày 19/11/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hiện tượng mùa vụ trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Nghiên cứu sinh: Phạm Đan Khánh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đàm Văn Huệ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng mùa vụ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều tập trung tại các thị trường phát triển. Các kết quả hiện tượng mùa vụ tại các thị trường phát triển cũng có sự sai lệch có thể do cách khai thác dữ liệu khác nhau. Do đó, cần phải kiểm tra hiện tượng mùa vụ này trên các quốc gia khác nhau, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Tại các thị trường mới nổi, có thể tồn tại cơ hội để nghiên cứu tính hiệu quả của thị trường với sự thay đổi trong cấu trúc vi mô, chiều rộng và chiều sâu của thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới trải qua gần 20 năm phát triển và đang trong quá trình nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, do đó, có thể tồn tại cơ hội thú vị khi nghiên cứu những thay đổi diễn ra của hiện tượng mùa vụ trong quá trình chuyển đổi này. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu kiểm tra sự tồn tại hiện tượng mùa vụ như nghiên cứu của Võ Xuân Vinh, Trương Đông Lộc, Trầm Thị Xuân Hương về hiệu ứng ngày trong tuần cho nhóm chỉ số VN-Index,  nghiên cứu của Nhung Hoàng, Lại Cao Mai Phương về yếu tố mùa vụ…, nhưng những nghiên cứu này không giải quyết câu hỏi một cách có hệ thống về hiện tượng mùa vụ và ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường. Luận án “Hiện tượng mùa vụ trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là nghiên cứu đầu tiên kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua việc cung cấp kết quả kiểm định hiệu ứng ngày trong tuần, hiệu ứng tháng trong năm, hiệu ứng kỳ nghỉ lễ đối với 6 nhóm chỉ số thị trường và 20 nhóm chỉ số ngành. Luận án sử dụng phương pháp hồi quy biến giả, kiểm định nghiệm đơn vị và mô hình Garch (1,1) nhằm kiểm định các hiện tượng mùa vụ trong giai đoạn từ 2002 đến 2018. 
 
Đối với hiệu ứng ngày trong tuần, luận án đã nhận thấy có 13 trong 26 chỉ số cho tỷ suất lợi nhuận thấp nhất vào ngày thứ Hai và chỉ số lợi nhuận cao nhất vào ngày thứ Sáu. Đối với hiệu ứng tháng trong năm, luận án nhận thấy có 13/26 chỉ số cho kết quả tỷ suất lợi nhuận cao nhất vào tháng Một. Đối với hiệu ứng kỳ nghỉ lễ, luận án nhận thấy có 10/26 chỉ số cho kết quả tỷ suất lợi nhuận cao nhất vào thời điểm trước kỳ nghỉ lễ.  Đồng thời, đối với hiệu ứng ngày trong tuần có 8/26 chỉ số cho kết quả khác với kỳ vọng là tỷ suất lợi nhuận cao nhất vào thứ 4. Đối với hiệu ứng tháng trong năm có 8/26 chỉ số cho kết quả khác với kỳ vọng là tỷ suất lợi nhuận cao nhất vào tháng 8, tháng 3, tháng 4, tháng 5. Đối với hiệu ứng kỳ nghỉ lễ, có 3/26 chỉ số cho kết quả khác với kỳ vọng là tỷ suất lợi nhuận cao vào thời điểm sau kỳ nghỉ lễ như lĩnh vực Dịch vụ, Khoáng sản, Thương mại. 
 
Với những kết quả đạt được, luận án đã góp phần đưa ra các bằng chứng về thị trường chứng khoán Việt Nam là không hiệu quả dạng yếu giai đoạn 2002-2018. Điều này góp phần bổ sung thêm cho các công trình nghiên cứu trước những kết quả mang tính cập nhật.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Đóng góp chính của luận án không phải là xác định một chiến lược giao dịch có lợi nhuận mà kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa tư vấn đến quyết định nhà đầu tư, nhà đầu tư sẽ đưa ra được chiến lược mua bán phù hợp theo từng thời điểm. Đồng thời sự tồn tại của hiện tượng mùa vụ thể hiện mức hiệu quả của thị trường chứng khoán từ đó giúp các nhà quản lý có chính sách điều tiết thích hợp hơn như hoàn thiện cơ chế giao dịch, đa dạng hóa thành phần nhà đầu tư, tăng cường tính minh bạch về thông tin. 
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 

NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS
 
Thesis topic: “Calendar anomalies on Viet Nam Stock Market”
Major: Finance – Banking
PhD Student: Pham Dan Khanh 
Supervisor: Assoc. Prof. Dam Van Hue
Institution: National Economics University
 
1. New contribution in term of academic and theory
 
In the world, there are many anomalies documented by researchers. However, these studies are concentrated on developed markets. The results of seasonal anomalies in developed markets are also likely to be skewed by different data mining practices. Therefore, it is necessary to examine these seasonal anomalies in different countries, especially in emerging markets. In emerging markets, there may exist opportunities to study the effectiveness of markets with changes in the microstructure, width and depth of markets. Vietnams stock market has just undergone nearly 20 years of development and is in the process of upgrading from the frontier market to the emerging market, so there may be interesting opportunities when studying changes of seasonal anomalies in this transition. In Vietnam, there have been a number of studies examining the existence of seasonal phenomena such as the research of Vo Xuan Vinh, Truong Dong Loc, Tram Thi Xuan Huong on the effect of the day of the week for the VN-Index, Nhung Hoang, Lai Cao Mai Phuong research on seasonal factors ..., but these studies do not systematically address questions about seasonal phenomena and affect market efficiency. The thesis “Calendar anomalies in Vietnam stock market" is the first study to test the model of researching the factors affecting the profitability of securities on the Vietnamese stock market by providing testing results. day effect of the week, month effect of the year, holiday effects for 6 market indexes and 20 of industry indexes. The thesis uses regression method, unit root test and Garch model (1,1) to test calendar anomalies in the period from 2002 to 2018.
 
As for the weekday effect, the thesis found that 13 out of 26 indices had the lowest stock return on Monday and the highest stock return on Friday. As for the monthly effect, the thesis found that 13 out of 26 indicators showed the highest stock return in January. For the holiday effect, the thesis found that 10 out of 26 indices had the highest stock return at the time before the holiday. At the same time, for the daily effect of the week, there are 8 out of 26 indexes that give different results with the expectation that the highest profit rate is on Wednesday. Other than expected is the highest rate of return for August, March, April, and May. For the holiday effect, there are 3 out of 26 indicators that give a different result from the expected rate of return. Stock return is higher in the period after the holidays such as Services Industry, Minerals Industry and Trade Industry
 
With the research finding, the thesis has contributed to presenting evidence of Vietnams stock market being ineffective in the weak form of market efficiency in the period of 2002-2018. This also contributes to supplementing the previous studies before the updated results.
 
2. New recommendation from the research results
 
The main contribution of the thesis is not to identify a profitable trading strategy, but the results of this study are meant to advise investors, investors will come up with appropriate trading strategies. At the same time, the existence of seasonal anomalies shows the efficiency of the stock market, thereby helping managers to have more appropriate regulatory policies.