Nghiên cứu sinh Phạm Thị Huế bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 14/01/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Thị Huế, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài "Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh tại các công ty lâm nghiệp nhà nước trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam"
Thứ sáu, ngày 14/12/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh tại các công ty lâm nghiệp nhà nước trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp                 
Nghiên cứu sinh: Phạm Thị Huế
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi
 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
 
(1) Bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp nói chung, luận án đã bổ sung thêm hai chỉ tiêu: Doanh thu sản phẩm chính/1ha đất lâm nghiệp, Doanh thu sản phẩm phụ/ha đất lâm nghiệp. Hai chỉ tiêu này giúp các công ty lâm nghiệp (CTLN) xác định được mức độ đóng góp riêng rẽ của từng nhóm sản phẩm đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì chu kỳ kinh doanh rừng dài, sản phẩm chính thường khai thác sau 6 -7 năm và theo mùa vụ nên các CTLN cần chú trọng tận thu những sản phẩm phụ để có thêm nguồn thu, góp phần trang trải chi phí thường xuyên.
 
(2) Dựa trên cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp, tác giả xác định được các thuộc tính (biến) đo lường cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm: tính chính thức, tính tập trung, tính phức tạp. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu tại Việt Nam, chưa có hệ thống các chỉ tiêu đo lường các biến này trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn, tổng hợp, hoàn thiện hệ thống các biến đo lường tính chính thức, tính tập trung, tính phức tạp của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp. Trong luận án, các biến này được sử dụng để đưa vào mô hình hồi quy tuyến tính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh của các CTLN. (Masoud Poor, Narges Hosini, 2013; Greg, Hackman, 2009; Peter, Cynthia, David, 1994; Yueh-Ysen, 2006; Babak, Hussein, Mohammad, 2014). 

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
(1) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Với mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng tới lợi nhuận của các CTLN, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo thứ tự từ cao đến thấp là: tính tập trung, số cấp quản trị, tính chính thức, số lao động gián tiếp, số phòng ban. Với mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất lợi nhuận theo thứ tự từ thấp đến cao là: tính tập trung, tính chính thức, số cấp quản trị, tổng số lao động và số phòng ban.
 
(2) Với kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các CTLN cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo hướng: tăng tính chính thức (bao gồm: xác định rõ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các công ty lâm nghiệp theo định hướng phát triển gắn với từng khu vực, có chính sách rõ ràng về đào tạo và chế độ đãi ngộ, ban hành các qui định và quy trình hoạt động chuẩn); tăng tính tập trung (bao gồm: tăng quyền tự chủ trong quản trị kinh doanh của các CTLN, phân cấp quản lý rõ ràng đối với CTLN, đẩy mạnh sử dụng lao động thuê khoán, tăng cường cơ chế liên doanh liên kết, tập trung quyền lực tại các vị trí quản trị cấp cao); giải pháp liên quan đến tính phức tạp bao gồm: giảm số phòng ban, tăng số cấp quản trị tại các CTLN.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------  
 
CONTRIBUTION OF THE THESIS  
 
Đề tài luận án: "The effect of organizational structure on business performance in state forestry companies in the northern provinces of Vietnam".
Specialized training: Agricultural economics                 
Doctor of Philosophy: Phạm Thị Huế
Instructor: PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi
 
Training facilities: National Economics University 
 
New contributions in academics:
 
(1) Besides the indicators reflecting business performance in enterprises in general, the thesis has added two indicators: Sales of main products / 1ha of forest land, turnover of by-products / ha of forest land. These two indicators help the forestry companies determine the level of individual contribution of each product group to the business performance of the enterprise. As the forest business cycle is long, the main product is usually harvested after 6 -7 years and harvested seasonally. Therefore, forestry companies need to pay extra attention to make extra income to contribute to the site. cover regular expenses.
 
(2) Based on the theory of organizational structure of the enterprise, the author identifies the variables that measure organizational structure of an enterprise, including: formality, centrality, complexity. However, in Vietnamese studies, there is no system of indicators for measuring these variables in enterprises in general and forestry enterprises in particular. Thus, the author has selected, synthesized and perfected the system of formality, centrality and complexity of the organizational structure in the enterprise. In the thesis, these variables are used to introduce a linear regression model to determine the degree of influence of organizational structure on the business performance of forestry companies. (Masoud Poor, Narges Hosini, 2013; Greg, Hackman, 2009; Peter, Cynthia, David, 1994; Yueh-Ysen, 2006; Babak, Hussein, Mohammad, 2014). 
 
The conclusions from the research results:
 
(1) The organizational structure significantly influences the business performance of forestry companies in the study area. With the organizational structure influencing the profitability of forestry companies, the level of influence of the factors in the order from high to low are: concentration, number of management levels, indirect labor, departmental number. With the organizational structure influencing the rate of return, the influence of the factors on the profit ratio in the order from low to high are: concentration, formalism, number of management levels, Total number of employees and departments.
 
(2) With the above results, to improve business efficiency, forestry companies need to improve their organizational structure in the direction of: increasing the official level (including clearly defining the production and business tasks of the companies). forestry companies in the direction of development associated with each region, clear policies on training and treatment, promulgation of standard operating procedures and standards); Increased concentration (including increased autonomy in business administration of forestry companies, clear management decentralization for forestry companies, increased use of contracted employment, enhanced mechanisms joint ventures, centralized power in senior management positions); Solutions involving complexity include reducing the number of departments, increasing the number of administrators at forestry companies.