Nghiên cứu sinh Phạm Việt Thắng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 09/03/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Việt Thắng, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa), với đề tài "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 16/02/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh (Khoa)           
Nghiên cứu sinh: Phạm Việt Thắng 
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Thị Liễu
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt lí luận và thực tiễn

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích các nội dung liên quan tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Đồng thời, dựa trên kết quả khảo sát 676 người lao động, bao gồm công nhân trực tiếp, nhân viên hành chính và quản lý trong 22 công ty dệt may tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam, luận án đã có những đóng góp mới về mặt lí luận và thực tiễn, cụ thể như sau:

1. Xác định được các cơ sở lí thuyết nghiên cứu phù hợp với điều kiện và thực tế về thực hiện CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.

2. Kế thừa và điều chỉnh các thang đo cho các mối quan hệ giữa việc thực hiện CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.

3. Xây dựng và kiểm định được mô hình nghiên cứu về CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Kết quả kiểm định cho thấy, các trọng số tác động đều mang dấu dương, chứng tỏ tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Trong đó, toàn bộ các nhân tố: đào tạo phát triển, sức khỏe an toàn, việc làm, đối thoại, đãi ngộ đều có tác động thuận chiều tới sự hài lòng; các nhân tố việc làm và sức khỏe an toàn chưa có đủ cơ sở để kết luận có ảnh hưởng tới sự tin tưởng; Nhân tố tin tưởng có tác động thuận chiều đến sự hài lòng; Hai nhân tố hài lòng và tin tưởng đều có tác động thuận chiều tới sự cam kết.

4. Đưa ra những khuyến nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu để các doanh nghiệp dệt may thực hiện tốt CSR đối với người lao động.

Những kết luận, khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, doanh nghiệp cần cam kết thực hiện đúng luật lao động, đồng thời tạo môi trường làm việc bình đẳng cho người lao động.

Thứ hai, doanh nghiệp cần tăng cường hơn nữa công tác đảm bảo về thời hạn trả lương, các chế độ lương, thưởng ngoài giờ, cân đối giữa phần thưởng và cống hiến, luôn tôn trọng người lao động và thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động.

Thứ ba, lãnh đạo doanh nghiệp cần tích cực tiếp thu các ý kiến đóng góp của người lao động.

Thứ tư, thường xuyên hướng dẫn cho người lao động hiểu rõ vai trò và cách thức đảm bảo sức khỏe bản thân trong quá trình làm việc cũng như phương pháp xử lý khi có vấn đề mất an toàn xảy ra.

Thứ năm, tăng cường công tác đào tạo, phát triển, sẵn sàng chuyển giao kiến thức, chia sẻ và hỗ trợ người lao động hoàn thành công việc.

Định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, mở rộng đối tượng nghiên cứu: CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp tại Việt Nam để thấy rõ toàn bộ những khía cạnh của CSR đối với người lao động, kể cả trong các doanh nghiệp không có nhiều sức ép về thực hiện CSR.

Thứ hai, mở rộng phạm vi nghiên cứu: Những yếu tố tác động đến việc thực hiện CSR (yếu tố cơ chế chính sách, tài chính, lãnh đạo, các bên liên quan, xã hội,...) ảnh hưởng đến sự hài lòng, sự tin tưởng và cam kết của người lao động. Với phạm vi nghiên cứu này sẽ phản ánh được sâu hơn về các mối quan hệ giữa mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 

-----------


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: Corporate social responsibility (CSR) for employees in garment companies in Vietnam
Major: Business Management (Faculty)
PhD Candidate: Pham Viet Thang
Scientific advisor: Prof. Duong Thi Lieu, PhD
Institution: National Economics University

New contributions in terms of theories and practices

Through the process of researching and analyzing contents concerning CSR performance on employees in Vietnam’s garment companies, at the same time thanks to research results on 676 employees (including workers, administrative staffs and managers in 22 garment companies in the South, Central and North of Vietnam), the thesis has found out new distributions in terms of theories and practices, details are:

1.    Defining a theoretical basis and research methodology suitable to conditions and realities of the implementation of CSR for employees in garment companies in Vietnam.

2.    Adjusting the scales of influences by CSR implementation on the level of satisfaction, trust and commitments of employees in garment companies in Vietnam.

3.    Building and testing research model on CSR and its influences on the level of satisfaction, trust and commitments of employees in garment companies in Vietnam. The test results show that if impact factors are positive, there is a positive relationship between them in research model. In particular, factors of training development, health safety, employment, dialogue, compensation have a positive impact on satisfaction; Employment and safety factors do not have adequate basis for conclusion of affecting trust; Trust factor is positive with satisfaction; Two factors of satisfaction and trust have possitive impact on commitments.

4.    Recommending and applying the research results to help garment companies in Vietnam to implement CSR on employees

Conclusions and recommendations according to research results

First, companies are obliged to commit to complying with labor laws and creating an equal work environment for employees.

Second, companies are obliged to improve the warranty of salary payment period, wages, overtime bonuses, the balance between rewards and employees’ contribution while implementing all benefits to employees with reflect to them.

Third, leaders positively accept comments from employees.

Fourth, companies should usually ensure that their employees understand the importance of safety for their health during work as well as how to solve unsafe issues.

Fifth, the companies have to upgrade training and development, sharing and supporting employees with knowledge to complete work.

Directions for following research

First, expanding research objects: CSR for employees in garment companies in Vietnam to have comprehensive view of CSR for employees (including companies having no pressure to implement it).

Second, expanding research scope: CSR affecting Factors (structural, political, leadership, financial, social factors…) influence the satisfaction, trust and commitments of employees. With that research scope, the thesis will comprehensively reflect the relationship between the level of satisfaction, trust and commitments of employees in garment companies in Vietnam.