Nghiên cứu sinh Tạ Mạnh Thắng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 06/03/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Tạ Mạnh Thắng, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của tính thực tiễn và sự tham gia của doanh nghiệp vào chương trình đào tạo đại học tới khả năng thích ứng và sáng tạo của người học"
Chủ nhật, ngày 03/02/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của tính thực tiễn và sự tham gia của doanh nghiệp vào chương trình đào tạo đại học tới khả năng thích ứng và sáng tạo của người học
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)
Nghiên cứu sinh: Tạ Mạnh Thắng
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Thắng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Được xây dựng trên Lý thuyết Sáng tạo Kiến thức của Ikujiro Nonaka (Nonaka và Takeuchi, 1995; Nonaka và Konno, 1998; Nonaka và cộng sự, 2000), nghiên cứu đã khám phá ảnh hưởng của yếu tố thực tiễn và sự tham gia của doanh nghiệp tới chương trình đào tạo đại học ảnh hưởng đến khả năng thích ứng và sáng tạo của sinh viên trong điều kiện làm việc thực tế. Cụ thể, thứ nhất, nghiên cứu đã xác định các chỉ dẫn chính về khả năng thích ứng và sáng tạo của người học, bao gồm khả năng nhận dạng ngữ cảnh, giải quyết vấn đề và tự phát triển. Thứ hai, nghiên cứu xác định ba cơ chế thông qua đó các yếu tố thực tiễn của chương trình giáo dục đại học ảnh hưởng đến khả năng thích ứng và sáng tạo của sinh viên. Đó là: hiểu biết về công việc và bản sắc nghề nghiệp, phát triển tư duy phản biện và nâng cao kỹ năng làm việc. Thứ ba, nghiên cứu xác định vai trò tham gia của người sử dụng lao động vào đào tạo đại học như là một cấu phần đương nhiên trong hệ sinh thái giáo dục (môi trường đào tạo).
Ý nghĩa thực tiễn/ quản lý và khuyến nghị

Việc đổi mới chương trình đào tạo đại học nên cân nhắc các yếu tố sau:

1. Các chương trình giáo dục nên làm nổi bật công việc/danh phận nghề nghiệp: Ở mỗi giai đoạn, sinh viên phải hiểu rõ bản sắc công việc của mình, tức là vai trò và trách nhiệm khi trải nghiệm công việc thực tế. Điều quan trọng là phải có chính sách xây dựng hình ảnh, chất lượng và độ tin cậy với doanh nghiệp và đánh giá xã hội cho sinh viên tốt nghiệp.

2. Giáo dục và kinh nghiệm thực tế phải được xen kẽ: Cách tiếp cận thực tế nên được coi là một phần của quá trình đào tạo. Cấu trúc thời gian phù hợp với từng năm học để sinh viên có cơ hội nghề nghiệp thực sự tại các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải là một cấu phần của hệ sinh thái đào tạo đại học.

3. Các chương trình giáo dục tập trung vào sự tiến bộ của học sinh: Thay đổi quan điểm của các nhà quản lý trong các cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo là một phần của quá trình sáng tạo kiến thức xã hội. Phương pháp đánh giá học sinh nên đa dạng hơn và tập trung vào khả năng thích ứng và sáng tạo của người học. Các hoạt động trong chương trình đào tạo phải đảm bảo tính liên tục để người học luôn có thể thay đổi và tiến bộ.

4. Giảng viên cần được hỗ trợ để tiếp cận với các lý thuyết nâng cao và kinh nghiệm thực tế: Công việc của giảng viên nên là một sự kết hợp tốt giữa nghiên cứu, giảng dạy lý thuyết và hoạt động thực tiễn. Khuyến khích mở rộng và tăng cường đầu tư nghiên cứu theo mục đích cụ thể của doanh nghiệp.

   

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------


NEW FINDINGS IN THE DISSERTATION

The research title: A study of programs’ practicality, employers’ participation and students’ adaptability and creativity in higher education (in Vietnam)
Major: Business Administration (faculty of Business Administration)
PhD student: Ta Manh Thang            
Advised by: Associate Prof. Nguyen Van Thang
University: National Economics University

Theoretical contributions

Built on Ikujiro Nonakas Theory of Knowledge Creation, (Nonaka and Takeuchi, 1995; Nonaka and Konno, 1998; Nonaka et al., 2000), the explored how practical elements of and employers’ participation in higher education programs’ influence students’ ability to adapt to real-life working conditions. First, the study identified key indications of the adaptability and creativity, including the ability in context recognition, problem solving, and self-development. Second, the study specify three mechanisms through which practical elements of the education programs influence students adaptability and creativity. These are understanding the job and professional identity, development of critical thinking, and improvement of work skills. Third, the study defines the role of the employer involvement for higher education such that employers must be an inhenrent component of the education ecosystem (environment).

Managerial implications and recommendations

The renovation of higher education training programs should consider the following factors:

1.    Education programs should highlight job/professional identities. At each stage, students must understand their job identity, i.e., roles and responsibilities, and experience the practical job. It is important to have a policy of establishing image, quality and credibility with the business, and social appreciation for graduates.

2.    Education and real-life experience should be intermingled. Practical approach should be considered as part of the training process. The time structure is suitable for each school year so that students can have real career opportunities at training institutions and enterprises. Business must be part of the university training ecosystem.

3.    Education programs focus on students’ progresses. Changing the perspective of managers in the training institutions, the current training program is part of the social knowledge creation process. The method of students evaluation should be more diverse and focus on the adaptability and creativity of the learner. Activities in the training program must have continuity be ensured, therefore, learner can always changes and make progress.

4.    Lecturers should be supported to have access to upgraded theories and practical experiences. The lecturers work should be a good combination of research, theoretical teaching and practical activity. Expanding and enhancing research investment towards the specific purpose of the business is recommended.