Nghiên cứu sinh Thái Thị Kim Oanh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 15/05/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Thái Thị Kim Oanh, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách".
Thứ ba, ngày 14/04/2015
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)      
Mã số: 62340410
Nghiên cứu sinh: Thái Thị Kim Oanh
Người hướng dẫn: PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà
 
1. Qua nghiên cứu tổng quan, luận án đã phản ánh được xu thế về đánh giá NLCT của điểm đến du lịch cần phải kết hợp cả cung và cầu. Việc các nghiên cứu trước đây chỉ dựa trên phân tích cung dễ dẫn đến sai lệch và thiếu tính tổng thể khi đưa ra các chỉ số NLCT của điểm đến du lịch. 
 
2. Luận án đã tiếp cận xu thế mới để lựa chọn mô hình phù hợp với đặc thù du lịch biển, đảo Việt Nam có thể áp dụng cho Nghệ An. Mô hình này đưa ra một đánh giá tương đối đầy đủ, toàn diện về NLCT du lịch biển, đảo Nghệ An và một số địa phương khác của Việt Nam trên cơ sở phát triển, bổ sung các yếu tố và tiêu chí đánh giá thuộc phía cầu trong mô hình gốc mà Dwyer và Kim (2003) đề xuất. Các tiêu chí này được nghiên cứu, lựa chọn từ kết quả đánh giá tổng quan về lý thuyết và thực nghiệm cũng như từ kết quả đánh giá những điều kiện và thực trạng phát triển du lich biển, đảo Nghệ An. Theo đó, mô hình đánh giá NLCT của du lịch biển, đảo Nghệ An gồm có 2 phần: (1) phần gốc là mô hình của Dwyer và Kim (2003) gồm 5 nhóm yếu tố với 118 tiêu chí đánh giá và (2) phần mở rộng bao gồm các yếu tố thuộc phía cầu mà chưa được đề cập đến trong mô hình gốc cũng như các mô hình khác trước đó bao gồm 7 nhóm yếu tố với 47 tiêu chí đánh giá. 
 
Những kết luận,đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
1. Sử dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá, luận án kết luận rằng các nhóm yếu tố và tiêu chí đánh giá của phần gốc và phần mở rộng của mô hình đều có ý nghĩa. Vì vậy luận án đã sử dụng các nhóm yếu tố và tiêu chí của phần gốc và mở rộng để đánh giá NLCT của du lịch biển, đảo Nghệ An.
 
2. Kết quả đánh giá NLCT của du lịch biển, đảo Nghệ An cho thấy Nghệ An đứng ở vị trí chính giữa 5 địa phương được nghiên cứu, đạt giữa mức Trung bình và mức Khá. Phần lớn các tiêu chí NLCT của Nghệ An cao hơn một chút so với Thanh Hóa và Hà Tĩnh nhưng thấp hơn khá nhiều so với Đà Nẵng và Khánh Hòa. Cầu thị trường được đánh giá là mặt mạnh nhất của du lịch biển, đảo Nghệ An ở tiêu chí thương hiệu du lịch biển, đảo(4,10 điểm)và tiêu chí độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa (4,06 điểm). Trong khi kết quả hoạt động du lịch và các nguồn lực đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiênbị đánh giá thấp nhất (với mức điểm đánh giá trung bình lần lượt là 3,1 và 3,2).
 
3. Luận án đã nêu được một số kinh nghiệm và bài học trong thực tiễn phát triển du lịch. Trong đó phải kể đến kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch thông qua vận dụng mô hình quản lý du lịch tích hợp với nhiều phương pháp hiện đại mà một số quốc gia áp dụng thành công như Singapo, Thái Lan. Trung Quốc. Bài học rút ra là: (1) Yếu tố đầu tiên mà bất cứ quá trình quản lý nhà nước về du lịch nào cũng phải dựa vào chính là tạo ra một môi trường chính sách ổn định, minh bạch và tôn trọng cạnh tranh; (2) Cần ưu tiên việc duy trì hợp lý quy mô, mật độ phát triển. Phát triển du lịch bền vững không có nghĩa là thu hút tối đa số du khách hay doanh thu từ du lịch; (3) Quản lý du lịch hiệu quả cần có một quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp dựa trên cơ sở nhiều nghiên cứu, đánh giá, khảo sát nghiêm túc, khoa học, đồng thời kết hợp với thực thi nghiêm minh các chính sách, quy định pháp luật có liên quan đến phát triển du lịch.
 
4. Luận án khuyến nghị 4 nhóm giải pháp chính sách cho Nghệ An: (1) Nhóm giải pháp chính sách về nghiên cứu cầu thị trường và xúc tiến du lịch, trong đó xác định rõ khách đến từ Hà Nội và nội tỉnhvẫn tiếp tục là những nguồn khách chính của Nghệ An, mặt khác phần lớn du khách tuổi tương đối trẻ, đã lập gia đình, có con nhỏ nên các hoạt động vui chơi, giải trí cho thanh niên, gia đình, trẻ nhỏ cần được phát triển hơn; (2) Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịchbằng việctạo thêm các sản phẩm du lịch mới như du lịch trải nghiệm, kết hợp du lịch biển, đảo với du lịch di sản, văn hóa ven biển (du thuyền,dân ca ví dặm dọc sông Lam, các di tích văn hóa ven biển); (3) Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý du lịchnhư: thu hút những tổ chức có uy tín và tiềm lực mạnh vào đầu tưxây dựng, khai thác, vận hành các cơ sở kinh doanh du lịch (nhất là khách sạn, khu vui chơi giải trí…); thiết lậpđường dây nóng để doanh nghiệp và người dân có thể phản hồi về những trường hợp bị nhũng nhiễu; quy định rõ các mức phí (và cả mức phạt tiền nếu vi phạm) đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch để đóng góp vào công tác quản lý trật tự trị an và bảo vệ môi trường; (4) Liên kết phát triển du lịch với trọng tâm là liên kết phát triển sản phẩm du lịch.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis title: Assessment of Nghe An’s competitiveness of sea-island tourismand policy recommendations
Major: Economics Management (Management Sciences)
Code: 62340410
Name of PhD student: Thai Thi Kim Oanh 
Advisors: Associate Prof. Dr. Doan Thi Thu Ha
 
New contributions in terms of academic and theoretical aspect
 
1. Through overview study, the thesis reflects the trend of competitiveness assessment of tourist destinations from both supply and demand side. That the previous studies only based on the analysis of the supply leads to misleading and lack of generality when making competitiveness indicators of tourist destinations.
 
2. The thesis approaches the new trend to select appropriate models for the specification of Vietnam sea island tourismandcan apply for Nghe An. This model gives a relatively complete and comprehensive assessment of Nghe An sea – island tourism competitiveness and some other province of Vietnam on the basis of developing and adding factors and criteria for evaluation from demand side in the original model that Dwyer and Kim (2003) proposed. These criteria are studied, selected from the results of theoverall evaluation of the theoretical and experimental results as well as the evaluation of the conditions and state of Nghe Ansea-island tourism development. Accordingly, the evaluation model of Nghe An sea-island tourism competitiveness is composed of two parts: (1) the base model of Dwyer and Kim (2003) consists of five groups of elements with 118 evaluation criteria and (2) the extension including elements from demand side that has not been mentioned in the original model and other previousmodels  and included 7 element groups with 47 evaluation criteria.
 
Conclusions and proposals drawn from the results of thesis’s research
 
1. Using Cronbach Alpha coefficients analysis and exploratory factor analysis method, the thesis concludes that the groups of elements and criteria for evaluation of the base and the extension of the model are significant. Therefore, thesis has used the groups of elements and criteria of the base and extension to assess the competitiveness of Nghe An marine tourism.
 
2. Evaluation results of Nghe An sea-island tourism competitiveness showed that Nghe An ranked among the five localities studied, between average and good level. Most of Nghe An’scompetitiveness criteria are slightly higher than that of Thanh Hoa and Ha Tinh but much lower than Da Nang’s and Khanh Hoa’s. Market demand is considered the most powerful aspects of Nghe Ansea-island tourism, sea-island tourism brand criteria (4.10 points) and criteria for reliability, openness, professionalism of the residents, staff, local officials (4.06 points). While the results of tourist activities and resources, especially natural tourism resources are most underrated (at average point of 3.1 and 3.2 respectively).
 
3. The thesis gives some experiences and lessons learned from tourism development in practice. In particular the experience of state management of tourism through the use of tourism management model integrated with modern methods that some countries successfully applied such as Singapore, Thailand. China. The lesson learned are as followed: (1) The first factor that any process in state management of tourism would have to rely on is to create the policy environment that is stable, transparent, and respects competition; (2) Priority should be given to maintaining a reasonable size and density of development. Sustainable tourism development is not meant to attract maximum number of tourists and tourism revenues; (3) The effective travel management needs to have appropriate plan and development strategy based on serious research, evaluation, survey, combines with strict enforcement of policies, laws and regulations related to tourism development.
 
4. The thesis recommends 4 groups of policy solutions for Nghe An: (1) Group of policy solutions for market demand research and promotion of tourism, which define visitors from Hanoi and  inside Nghe An still continue to be the main source of tourists, on the other hand the majority of tourists are relatively young, married with children, therefore, fun and entertaining activities for young people, families, young children need to be more developed; (2) Group of solutions to develop tourism products by creating new tourism products such as experience travel, combining marine tourism with heritage and coastal culture tourism (yachts, traditional music, Vi Dam along the river Lam, the coastal cultural heritage); (3) Improving the management policies such as: Attracting big and reputed organizations to invest in construction, operation of tourism businesses (especially hotels , amusement parks, etc.); set up a hotline for businesses and people to respond to cases of harassment; specify the fees (the fine if violation happens) for individuals, travel organization to contribute to the management of public order and safety and environmental protection; (4) Link tourism development with the focus on linkage in development of tourism products.