Nghiên cứu sinh Thatsanadeuane Khamkeo bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 20/05/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Thatsanadeuane Khamkeo, chuyên ngành Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại), với đề tài "Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến năm 2020".
Thứ ba, ngày 19/04/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của nước CHDCND Lào đến năm 2020
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (Kinh tế  và quản lý thương mại)        Mã số: 62340121
Nghiên cứu sinh: Thatsanadeuane Khamkeo
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Xuân Quang

Những đóng góp mới về lý luận

(1) Luận án khẳng định về mặt lý luận một quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp sự cần thiết phải xây dựng và thực thi một chiến lược marketing xuất khẩu ở cấp độ quốc gia để đạt định hướng xuất khẩu của mình.

(2) Luận án đã tạo dựng khung lý thuyết nghiên cứu chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực ở một quốc gia đang phát triển ở  trình độ thấp, bao gồm: Chiến lược marketing mục tiêu, Chiến lược marketing xuất khẩu hỗn hợp và Chiến lược triển khai các nguồn lực cho các công cụ và nỗ lực marketing.

(3) Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực quốc gia, bao gồm các nhân tố quốc tế và các nhân tố trong nước. Trong đó, các nhân tố trong nước có ảnh hưởng quyết định đến việc xây dựng chiến lược này, bao gồm: Quan điểm của Chính phủ về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu, Năng lực và trình độ của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu nông sản quốc gia, Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với địa phương và doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu nông sản quốc gia, Hệ thống tổ chức, quản lý, thực thi chiến lược của quốc gia và địa phương và Nguồn lực dành cho xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu nông sản quốc gia.

Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

(1) Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào cho thấy sự cấp thiết cần phải xây dựng một chiến lược marketing xuất khẩu hàng nông sản chủ lực ở cấp độ quốc gia, trong đó xác định rõ mục tiêu chiến lược xuất khẩu, chiến lược marketing xuất khẩu hỗn hợp.

(2) Luận án thực hiện phân tích SWOT động cho 3 mặt hàng nông sản chủ lực của CHDCND Lào, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đề dọa trong xuất khẩu 3 mặt hàng này đến 2020, từ đó đề xuất 4 định hướng chiến lược marketing xuất khẩu nông sản chủ lực của CHDCND Lào: SO: Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển và thâm nhập thị trường; WO: Chiến lược củng cố, sắp xếp lại bộ máy nhằm tập trung tài chính, tận dụng các cơ hội; ST: Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản phẩm và WT: Chiến lược đầu tư phát triển sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

(3) Luận án đề xuất giải pháp lựa chọn thị trường mục tiêu và cặp thị trường - sản phẩm cho CHDCND Lào: Duy trì các đoạn thị trường truyền thống (EU, Mỹ), phát triển các thị trường mới ở Châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông. Hướng lợi thế cạnh tranh vào các thị trường ngách dựa trên ưu thế về giá cả, chất lượng, quy mô, thời gian cung ứng.

(4) Luận án đề xuất giải pháp chiến lược marketing mix cho hàng nông sản chủ lực Lào, trong đó tập trung vào sản phẩm xuất khẩu chủ lực và xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------

NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION

Topic: National export marketing strategy for major agricultural products of Laos PDR to 2020
Major: Commercial Economics and Administration             Code: 62340121
PhD Candidate: Thatsanadeuane Khamkeo  
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Xuan Quang  

New findings on Theory and Methods

(1) The dissertation confirms theoretically a developing country at a low level need to develop and implement an export marketing strategy at the national level to achieve its export orientation.

(2) The dissertation has created a theoretical framework for studying natinonal export marketing strategy for major agricultural products in developing countries at a low level, including targeted marketing strategy, marketing- mix strategies and strategic deployment of resources for marketing tools and efforts.

(3) The dissertation studies the factors affecting the process of building national export marketing strategy for major agricultural products, including international factors and domestic factors. Among them, domestic factors have critically influenced to the process of building the strategy, including the Governments view on exports and export boosting, capacity of related regulatory agencies, the relationship between the central and provincial authorities and the local businesses in the process of developing and implementing the strategy as well as the organizational system and resources.

Conclusion, recommendations from research outputs

(1) Current status of Laos’ major agricultural products export shows the urgent need to build an export marketing strategy for major agricultural products at the national level, which clearly define the strategic objectives as well as marketing-mix tools.

(2) The dissertation carried out a SWOT analysis for 3 major agricultural products of the Lao PDR, pointing out strengths, weaknesses, opportunities and threats for exporting these items to 202o. Based on the analysis, the dissertation proposes four strategic marketing orientations for exporting coffee, vegetables and rice. That are: SO – focusing on the development and market penetration; WO - consolidating and reorganizing to take advantage of opportunities; ST – focusing on product development and WT -  investment strategy to develop production and enhance the quality of export products.

(3) The dissertation proposes solution to choose target markets and market – product  pairs for Laos: Maintaining the traditional market segments (EU, USA), developing new markets in Africa, Latin America and Middle East. Focusing on Laos competitive advantages in the niche market based on price, quality, scope and time supply.

(4) The dissertation proposes marketing mix strategies’ solutions for Laos’ major agricultural products, which focuse on key export products and export promotion.