Nghiên cứu sinh Bùi Nhật Quỳnh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 16/10/2021 tại Phòng Hội thảo G01 Nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Nhật Quỳnh chuyên ngành Kinh tế du lịch, với đề tài: Các yếu tố tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam.
Thứ ba, ngày 29/06/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các yếu tố tác động đến hành vi du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam
Nghiên cứu sinh: Bùi Nhật Quỳnh        Mã NCS: 911.36.15DL
Chuyên ngành: Kinh tế du lịch        Mã số: 9310110_DL
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Trương Hoàng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án đã giải thích được mức độ tác động khác nhau của các yếu tố đến hành vi du lịch có trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam bao gồm yếu tố cá nhân, yếu tố tổ chức, và áp lực xã hội, trong đó áp lực xã hội là yếu tố tác động chính. Trong các nghiên cứu trước, hành vi có trách nhiệm của doanh nghiệp chịu tác động chủ yếu bởi thái độ bên trong, tác động của yếu tố xã hội bên ngoài khá mờ nhạt; tuy nhiên nghiên cứu hiện tại đang chỉ ra xu hướng, đó là hành vi du lịch có trách nhiệm được quyết định bởi điều kiện xã hội bên ngoài. 
Các nghiên cứu đã tiến hành kiểm chứng tác động của yếu tố xã hội đến hành vi trách nhiệm ở những khía cạnh khác nhau, lĩnh vực, và phạm vi nghiên cứu khác nhau; trong đó, chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing, kế toán kiểm toán, sản xuất kinh doanh, ngân hàng, tại những nước phát triển như Bắc Âu, Úc, NewZealand, Bắc Mỹ, và một số đến từ Trung Quốc. Nghiên cứu của luận án được thực hiện ở Việt Nam, góp phần bổ sung một khía cạnh của khoảng trống nghiên cứu về hành vi trách nhiệm thay đổi theo bối cảnh. Nghiên cứu đã phân tích được yếu tố áp lực xã hội trong thực tiễn ngành du lịch ở Việt Nam, đồng thời chứng minh tác động chủ đạo của yếu tố này đến hành vi du lịch có trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Kết quả này đóng góp một kiểm định thực nghiệm để chỉ ra một hành vi cụ thể, trong một xã hội cụ thể, đó là Việt Nam. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu gợi ý rằng trong nghiên cứu về hành vi du lịch có trách nhiệm của doanh nghiệp, cần thiết phải chú trọng cả bối cảnh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đó là bởi vì áp lực cho việc thực hiện hành vi ở hiện tại không chỉ xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp, mà còn có thể đến từ bên ngoài, qua một mạng lưới các phương tiện truyền thông, đi vào trong nội bộ. 
Kết quả cũng chỉ ra rằng mối quan hệ tác động giữa áp lực xã hội được nhận thức với thái độ và dự định thực hiện hành vi trách nhiệm không thể hiện trong bối cảnh nghiên cứu của luận án. Thay vào đó, một xu hướng mới trong xã hội dần xuất hiện, thái độ của các cá nhân trong doanh nghiệp sẽ tác động ngược lại, quyết định đến nhận thức của cá nhân về áp lực xã hội. Thái độ cá nhân có thể không tác động trực tiếp đến dự định nhưng lại tác động gián tiếp thông qua việc họ nhận thức áp lực xã hội như thế nào. Từ đó có thể đưa ra giả thuyết rằng thái độ cá nhân trong doanh nghiệp về thực hiện du lịch có trách nhiệm sẽ quyết định áp lực xã hội được nhận thức về du lịch có trách nhiệm.  

---------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Title topic: Factors affecting responsible tourism behavior of international tour operators in Vietnam 
Major: Tourism Economics    Code: 9310110_DL
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions 

The dissertation has explained the different impacting levels of separate factors on responsible tourism behavior of international tour operators in Vietnam, including individual factors, organizational factors, and social pressure, in which social pressure is the most powerful affecting factor. In previous researches, the responsible behavior of enterprises is significantly influenced by internal attitudes, the impact of external social factors is negligible; however the current research indicates a tendency, that is responsible tourism behavior is mainly determined by external social conditions. 
Previous researches have examined the impact of social factors on responsible behavior in various aspects, fields, and research scopes; in which, mainly focus on enterprises in the fields of marketing, accounting and auditing, production and business, banking, in developed countries such as Northern Europe, Australia, New Zealand, North America, and several from China. The dissertation's research was carried out in Vietnam, contributing to filling one aspect of the research gap on responsible behavior that varies greatly by context. The research analyzes the factor of social pressure in the practice of the tourism industry in Vietnam, and at the same time demonstrates the fundamental impact of this factor on the responsible tourism behavior of international tour operators. This result adds an empirical test to indicate a specific behavior, in a particular society, namely Vietnam. 

New findings and proposals are drawn from the research and survey results of the dissertation  

Furthermore, the results suggest that in research on responsible tourism behavior of enterprises, it is necessary to focus on both internal and external contexts of enterprises. This is due to the pressure for the current behavior not only comes from within the enterprise but can also come from the outside, via a network of media, and then going into internally. 
The results also show that the impact relationship between perceived social pressure and judgements and intention to act responsible behavior is not shown in the research context of the dissertation. Instead, as a new tendency emerges in society gradually, the attitude of individuals in the enterprise will have the opposite effect, determining the individual's awareness of social pressure. Individual attitudes may not directly affect intentions, but indirectly through how they perceive social pressures. From this, it can be hypothesized that individual attitudes in enterprises to act responsible tourism will determine the perceived social pressure on responsible tourism.