Nghiên cứu sinh Bùi Văn Minh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 21/01/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Văn Minh, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Chất lượng công chức trong cơ quan hành chính nhà nước các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (nghiên cứu ở tỉnh Điện Biên)".
Thứ tư, ngày 21/12/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Chất lượng công chức trong cơ quan hành chính nhà nước các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (nghiên cứu ở tỉnh Điện Biên)
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) Mã số: 62340410
Nghiên cứu sinh: Bùi Văn Minh
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Mai Văn Bưu   2. TS Trần Anh Tuấn

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

- Luận án xác định tiêu chí đánh giá chất lượng công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh đó là: thể lực, trí lực và tâm lực của từng người; cụ thể hơn nó bao gồm: sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ/các kỹ năng, giáo dục đào tạo, kinh nghiệm và đạo đức công vụ/tính chuyên nghiệp; trên cơ sở đó các yếu tố tác động chất lượng công chức HCNN cấp tỉnh được xác định bao gồm cả các yếu tố ngoại sinh như quy hoạch, tuyển dụng, bố trí/sử dụng, đào tạo/bồi dưỡng, thù lao, v.v..

- Tác giả đã tiến hành tổ chức điều tra khảo sát thông qua phiếu hỏi được phát đến công chức các sở, ngành tại tỉnh Điện Biên, công chức tự kê khai, điền phiếu, kết quả thu về là 265 phiếu. Thông qua phiếu khảo sát người dân tại nhà, tại nơi công cộng và tại cơ quan hành chính khi họ đang sử dụng dịch vụ hành chính công. Tổng số người dân được khảo sát là 300 người. Qua số liệu khảo sát, chất lượng công chức HCNN của Điện Biên được phản ánh qua sự phản hồi của người dân về chất lượng công tác phục vụ nhân dân của công chức HCNN cấp tỉnh.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

- Từ đó các yếu tố tác động đến chất công chức HCNN cấp tỉnh đã được LƯỢNG HÓA, cụ thể: (1) so với các nhóm tuổi khác, nhóm tuổi từ 31-40 có xác suất giải quyết công việc hành chính tốt cao nhất; (2) nhóm đã tốt nghiệp đại học và tiến sỹ có xác suất giải quyết công việc hành chính tốt cao nhất, nhóm có bằng thạc sỹ không có sự khác biệt với nhóm có bằng đại học; (3) về đạo đức công vu, yếu tố “quan hệ với đồng nghiệp và nhân dân” có tác động mạnh nhất đến xác suất giải quyết công việc hành chính tốt, v.v. Trong điều kiện các nguồn lực có hạn, mức độ tác động của các yếu tố sẽ cho thấy mức độ ưu tiên trong giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng công chức. Yếu tố có tác động lớn nhất sẽ được ưu tiên nguồn lực để giải quyết trước.

- Từ nghiên cứu kinh nghiệm của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông cho thấy cam kết chính trị mạnh mẽ từ các Chính phủ và các nhà lãnh đạo là một trong các yếu tố quyết định việc nâng cao chất lượng công chức HCNN. 

- Một trong những giải pháp mà luận án đã đề xuất đó là giải pháp “trả lương theo vị trí việc làm”, đây là đề xuất mới, có được từ những phân tích trong luận án về vấn đề thù lao/lương/thưởng.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: The quality of civil servants in State administrative agencies in the northern mountainous provinces of Vietnam: Case study of Dien Bien
Major: Economic Management (Management Science);      Major code: 62.340.410
Name of PhD student: Bui Van Minh             
Name of Supervisor: 1. Prof. PhD. Mai Van Buu            2. PhD. Tran Anh Tuan

New academic contribution of the dissertation

- The dissertation has defined the main indicators for assessment of quality of provincial civil servants, include: physical, mental and enthusiastic power of each person; more specifically they include: health, professional qualifications/skills and service ethics/professionals; from which the factors affecting the quality of provincial civil servants are defined, including exogenous factors such as planning, recruitment, layout / user, retraining/ training, remuneration, etc. 

- The author had conducted a survey by using questionnaires to civil servants at departments, agencies of Dien Bien. The questionnaires were filled by themselves. The collection were 265 fulfill questionnaires. Through survey to citizens at their homes, public places and administrative agencies as they are using the public services. Total collected questionnaires were 300. Through the surveyed data, the quality of civil servants of Dien Bien province was reflected by citizens on the quality of public services.

Conclusions, recommendations from research findings

 - From the research, the factors affecting to quality of provincial civil servants are QUANTIFIED, include: (1) comparing to other age group, the age group 31-40 has the highest probability to solve the best administrative tasks; (2) group with the university or Ph.D degrees have the highest probability to solve the best administrative tasks; there is no different in solving tasks between university and master groups; (3) to civil service ethics, element "relations with colleagues and people" has the most impact on the probability to solve the administrative task, etc.,. In the context of limited resources, the level of impact of these factors would indicate the priority in solving problems to improve quality of civil servants. Factors that have the greatest impact will be prioritized resources to solve first.

- From the case studies of Japan, Korea and HongKong showed that a strong political commitment from the government and the leaders are extremely important factors in improving the quality of civil. 

- One proposed solution is that, "paid basing on the job position", it is a new proposal and is proposed from the analysis in the dissertation relating to the issue of remuneration / salary / bonus.