Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thu Hiền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 18/11/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Thị Thu Hiền, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại khu vực Tây Bắc Việt Nam".
Thứ hai, ngày 21/09/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại khu vực Tây Bắc Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng    Mã số: 9340201_TC
Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Thu Hiền
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Tài
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

 (1) Trên cơ sở lý thuyết thông tin bất cân xứng (George Akerlof, 1970; Michael Spence, 1973; Joseph Stiglitz,1975); các lý thuyết ứng dụng trong quản trị tín dụng ngân hàng (Fed,2004; Peavler,2013; Kobil Ruziev,2018;…). Cùng với kết quả nghiên cứu định tính, luận án đã bổ sung các nhân tố thông tin mềm (lý thuyết về phán xét và cảm nhận trong ra quyết định cho vay (Brown et al,2012), lý thuyết vốn xã hội (Mayer et al,1995)), vào mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(2) Luận án đánh giá mức độ quan trọng của thông tin cứng và thông tin mềm trong quyết định cho vay của ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế mới nổi, xảy ra tình trạng bất cân xứng thông tin nghiêm trọng. 
(3) Luận án sử dụng cách tiếp cận mới dựa trên quan điểm quản trị tín dụng ngân hàng. Có nghĩa: ý kiến chủ quan, cảm tính của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay của ngân hàng. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Kết quả nghiên cứu của luận án tương đồng với kết quả nghiên cứu của Berger and Udell (1995) cho rằng trong nền kinh tế mới nổi thì hiện tượng bất cân xứng thông tin xảy ra nghiêm trọng, vì vậy các ngân hàng luôn tìm cách giảm thiểu rủi ro xuống thấp nhất bằng cách đặt ra yêu cầu về tài sản thế chấp là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khác Iyer, Khwaja, Luttmer và Shue (2015) cho rằng thông tin mềm có vai trò quyết định đến khả năng nhận được vốn vay của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: thông tin tài chính, thông tin về tài sản thế chấp, lịch sử tín dụng, mối quan hệ với ngân hàng cho vay đều có tác động đáng kể đến quyết định cho vay của ngân hàng, Trong đó, nhân tố tài sản thế chấp có ảnh hưởng quyết định đến khả năng nhận được vốn vay của khách hàng, các nhân tố thông tin mềm có vai trò bổ sung cho thông tin cứng. Có nghĩa: doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể vay vốn ngân hàng nếu không có tài sản thế chấp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án khuyến nghị:
(1) Ngân hàng thương mại cấp chi nhánh: cần bổ sung, hoàn thiện chính sách tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào tài sản thế chấp.
(2) Ngân hàng thương mại cấp hội sở chính: thực trạng hiện nay xếp hạng tín dụng nội bộ với chỉ tiêu thông tin mềm chiếm 50% - 70% tổng điểm. Trái với thực trạng khảo sát: 100% yêu cầu thông tin cứng rất cao, có nghĩa là đã có khoảng cách giữa chính sách và thực hiện, ngân hàng cần điều chỉnh lại bộ tiêu chí và cơ cấu điểm tín dụng.
(3) Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa: cần chủ động nắm bắt cụ thể các yêu cầu cho vay của ngân hàng, bổ sung mức độ đáp ứng về thông tin cứng (bổ sung tài sản thế chấp, minh bạch thông tin tài chính) và tăng cường lợi thế thông tin mềm (mối quan hệ với ngân hàng).
(4) Về các biên liên quan (ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa): Đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng (hỗ trợ về tài sản thế chấp, cho doanh nghiệp vay vốn theo chuỗi giá trị…nhằm giảm sự lệ thuộc vào tài sản thế chấp,…)


NEW IDEAS OF THE THESIS
Thesis topic: Research on factors affecting lending decisions to small and medium enterprise customers at commercial banks in the Northwest region of Vietnam
Major:  Finance and Banking     Code: 9340201_TC
Training place: National Economics University (Vietnam)

New academic and reasoning contributions 

(1) On the basis of asymmetric information theory (George Akerlof, 1970; Michael Spence, 1973; Joseph Stiglitz, 1975); applied theories in banking credit management (Fed, 2004; Peavler, 2013; Kobil Ruziev, 2018;…). Along with qualitative research results, the thesis has added soft information factors (the theory of judgment and perceptions in loan decision making (Brown et al, 2012), the theory of social capital (Mayer). et al, 1995)), into the research model of factors influencing commercial banks' lending decisions to SME customers.
(2) The thesis assesses the importance of hard and soft information in a bank's lending decision, especially in an emerging economy, where information asymmetry occurs. (3) The thesis uses a new approach based on the point of view of bank credit management. Meaning: the subjective opinion, the feeling of the credit officer has a significant influence on the bank's lending decision.

New findings and proposals are drawn from the research and survey results of the thesis 

The research results of the thesis are similar to those of Berger and Udell (1995) that in the emerging economy, the information asymmetry phenomenon occurs seriously, so banks always find ways to Minimizing risk by setting collateral is the first choice. However, other research results Iyer, Khwaja, Luttmer and Shue (2015) believe that soft information has a decisive role in the ability of banks to get loans. Research results show that: financial information, information about collateral, credit history, relationship with the lending bank all have a significant impact on a bank's lending decision. Accordingly, the factors of collateral have a decisive influence on the ability of customers to receive loans, soft information factors play a complementary role to hard information. This means: SMEs cannot borrow money from banks without collateral. On the basis of research results, the thesis recommends: 
(1) Commercial banks at branch level: need to supplement and perfect credit policy for small and medium enterprise customers to reduce dependence on collateral. 
(2) Commercial banks decentralize their headquarters: the status of internal credit ratings with soft information indicators accounts for 50% - 70% of the total points. Contrary to the survey situation: 100% of the hard information requirements are very high, meaning there is a gap between policy and enforcement, banks need to adjust the set of criteria and credit score structure.
(3) On the side of small and medium enterprises: it is necessary to proactively grasp the specific requirements of banks, supplement the responsiveness of hard information (additional collateral, transparency of asset information key) and strengthen soft information advantage (relationship with banks). 
(4) Relevant organizations (State Bank, Association of Small and Medium Enterprises): Renovating mechanisms and policies to support small and medium enterprises in order to easily access bank loans (support on collateral, lending businesses along the value chain ... to reduce dependence on collateral, ...)