Nghiên cứu sinh Đoàn Mạnh Tú bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 20/04/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đoàn Mạnh Tú, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: Các nhân tố tác động đến tài chính toàn diện ở Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 03/03/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố tác động đến tài chính toàn diện ở Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng                         Mã số: : 9340201
Nghiên cứu sinh: Đoàn Mạnh Tú                                 Mã NCS: NCS39.23TC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thanh Tâm

Luận án sẽ trả lời câu hỏi liên quan đến lý thuyết về tài chính toàn diện, đo lường chỉ số đánh giá và thực trạng tài chính toàn diện, phân tích tác động của từng nhân tố đặc điểm cá nhân như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn và kết nối tác động tới các khía cạnh của tài chính toàn diện như tài khoản, tiết kiệm (chính thức và không chính thức), cho vay (chính thức và không chính thức), thanh toán không dùng tiền mặt và bảo hiểm. Các điểm mới của luận án thể hiện như sau: 

1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, luận án cung cấp khung lý thuyết về tài chính toàn diện và lựa chọn lý thuyết để nghiên cứu, phát triển mô hình các nhân tố tác động tới tài chính toán diện ở Việt Nam. Cụ thể: Luận án kế thừa khung lý thuyết mô hình sử dụng ngẫu nhiên (RUM) để xây dựng nên mô hình các nhân tố đặc điểm của cá nhân tác động lên tài chính toàn diện ở Việt Nam. Nội dung này lấp đầy khoảng trống về việc phát triển mô hình trong các nghiên cứu trước đây khi các nghiên cứu này chỉ dựa vào các mô  hình có sẵn đồng thời tạo ra một nền tảng lý thuyết cho các tác giả sau nghiên cứu về các nhân tố tác động lên lĩnh vực kinh tế nói chung và tài chính toàn diện nói riêng.

Thứ hai, Nghiên cứu đã mở rộng ra và thêm biến dịch vụ bảo hiểm nhằm nghiên cứu tổng thể hơn về tài chính toàn diện. Qua đó, xác định tài chính toàn diện được nghiên cứu không chỉ có lĩnh vực ngân hàng như tài khoản, thanh toán, tiết kiệm, cho vay mà có cả sản phẩm lĩnh vực tài chính. Đồng thời, việc nghiên cứu cả các dịch vụ tài chính mang tính chất chính thức và không chính thức cho thấy tính tổng thể và toàn diện trong nghiên cứu. Kết quả này lấp đầy khoảng trống khi các nghiên cứu trước về tài chính toàn diện chủ yếu nghiên khía cạnh ngân hàng và ít nghiên cứu liên quan đến bảo hiểm.

Thứ ba, nghiên cứu này bổ sung thêm biến kết nối tức sử dụng điện thoại di động, máy tính và internet để lồng ghép với các biến đặc điểm cá nhân như độ tuổi, giới tính, thu nhập, học vấn và việc làm. Luận án sử dụng mô hình Probit sử dụng số liệu về đặc điểm cá nhân theo cuộc điều tra năm 2019 của NHNN và Ngân hàng Thế giới để xác định các mối quan hệ giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc, qua đó tìm thấy mối quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân và các khía cạnh của tài chính toàn diện.

2. Những phát hiện đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, luận án chỉ ra kết quả đo lường chỉ số toàn diện ở Việt Nam dựa trên bộ số liệu cung và cầu về tài chính toàn diện và so sánh với các nước trong khu vực và các quốc gia có điều kiện tương đương nhằm xác định vị trí thực trạng của tài chính toàn diện ở Việt Nam. Cụ thể, trong luận án, phát hiện chính sau khi so sánh về mức độ tài chính toàn diện tài Việt Nam là: chỉ số này có cải thiện trong những năm gần đây, nhưng còn đứng ở vị trí trung bình kém hơn nhiều so với các nước Singapore, Malaysia, Indonexia. 

Thứ hai, với việc kiểm định 12 giả thuyết về tác động của các đặc điểm cá nhân lên tài chính chính thức và tài chính không chính thức, Luận án tìm ra người dân Việt Nam với các đặc điểm cá nhân khác nhau vẫn tiếp cận cả 2 hình thức tài chính chính thức và tài chính không chính thức. Luận án kết luận giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn, kết nối, nơi sống và hiểu biết tài chính tác động tích cực tới tài chính toàn diện chính thức.  

Thứ ba, nghiên cứu về các đặc tính cá nhân về độ tuổi, giới tính, việc làm, thu nhập, học thức và kết nối xác định một nhóm người yếu thế trong tiếp cận tài chính cần được quan tâm hơn nữa. Nhóm này bao gồm: người nghèo, thu nhập thấp, người tuổi già, người thất nghiệp, nam giới, lao động tự do, lao động mùa vụ, người có học vấn thấp,  thất học, sinh viên, học sinh, người ít sử dụng các dịch vụ kết nối. Luận án đã dựa vào kết quả nghiên cứu đề đưa ra 10 khuyến nghị có tính khả thi nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam.

----------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Factors affecting financial inclusion in Vietnam
Major: Finance - Banking                                     Code: : 9340201
Research Student: Đoàn Mạnh Tú                        NCS Code:  NCS39.23TC
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Lê Thanh Tâm
Institution: National Economics University 

The thesis will answer questions related to the theory of financial inclusion, measure the index and the current situation of financial inclusion, analyze the impact of each factor, individual characteristics such as age, gender, occupation, education and connectivity (using mobile phones, internet, etc.) that affects aspects of financial inclusion such as accounts, savings (formal and informal), lending (formal and informal), cashless payments, and insurance. The new contributions of the thesis are shown as follows:

1. New theoretical/scientific Contributions

Firstly, the thesis provides a theoretical framework on comprehensive finance and selects the theory to research and develop a model of the factors affecting finance inclusion in Vietnam. Specifically, The thesis inherits the Random Unility Model (RUM) to build a model of individual characteristics affecting financial inclusion in Vietnam. This content fills the gap about model development in previous studies when these studies only relied on available models and creates a theoretical foundation for post-research authors on the issues relating factors affecting the economic sector in general and comprehensive finance in particular.

Secondly, the thesis has expanded and added the insurance service variable to study more comprehensively about financial inclusion. Thereby, determining financial inclusion is studied not only in the banking sector such as accounts, payments, savings, loans but also financial products. At the same time, the study of both formal and informal financial services shows the overall and comprehensiveness of the study. This result fills the gap when previous studies on financial inclusion mainly studied the banking aspect and less bureaucratic research related to insurance.

Thirdly, this study adds the connection variable i.e. using mobile phones, computers and the internet to integrate with individual characteristics variables such as age, gender, income, education and employment. The thesis uses Probit model using data on personal characteristics according to the survey in 2019 of the State Bank and the World Bank to determine the relationships between the independent variables and the dependent variables, thereby finding the relationship between the independent variables and the dependent variables between individual characteristics and aspects of financial inclusion.

2. New practical contributions

Firstly, the thesis shows the results of measuring the financial inclusion index in Vietnam based on the supply and demand sides and compares it with other countries in the region and countries with similar conditions in order to determine the status of financial inclusion in Vietnam. Specifically, in the thesis, the main finding after comparing the level of financial inclusion in Vietnam is: financial inclusion index has improved in recent years, but it is still at the average position much worse than that of Vietnam compared to Singapore, Malaysia and Indonesia.

Secondly, by testing 12 hypotheses about the impact of personal characteristics on formal finance and informal finance, the thesis finds that Vietnamese people with different characteristics still approach both forms of finance: formal and informal. The studay concluded that gender, employment, income, education, connections, living areas and fanancial literacy reflected a positive impact to fomal fiancial inclusion.

Thirdly, studying on individual characteristics in terms of age, gender, employment, income, education, and connections to see that a disadvantaged class needs more attention in creating opportunities accessing to finance such as: the poor, low-income, the elderly, the unemployed, men, self-employed, seasonal workers, people with low education, uneducated, students members, students, people who rarely use connection services. The thesis has based on the research results to propose 10 feasible recommendations to promote financial inclusion in Vietnam.