Nghiên cứu sinh Hoàng Quốc Tùng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 12/07/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Quốc Tùng, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, với đề tài "Hiệu quả chi ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng sông Hồng".
Thứ ba, ngày 11/06/2019

 

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hiệu quả chi ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Nghiên cứu sinh: Hoàng Quốc Tùng
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Bất
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Luận án nghiên cứu và khẳng định sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi NSĐP của các tỉnh đồng bằng sông hồng trong điều kiện quản lý NSNN nói chung và NSĐP nói riêng của Việt nam như hiện nay. Cụ thể như sau:
 
-Khẳng định 7 nhân tố tác động đến hiệu qủa chi NSĐP có mức độ khác nhau, phân cấp quản lý NSĐP có tác động nhiều nhất đến hiệu qủa chi NSĐP; Quy mô NSĐP trong nhiều trường hợp làm tăng hiệu quả chi NSĐP, nhưng cũng có trường hợp chưa tăng hiệu quả chi NSĐP, thậm chí còn làm giảm hiệu quả chi NSĐP; Thể chế quản lý chi NSĐP; Năng lực và tổ chức bộ máy quản lý chi NSĐP; Tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý chi NSĐP; Trách nhiệm giải trình và tính liêm chính của cơ quan quản lý và thực hiện chi NSĐP; Cơ chế kiểm tra, giám sát trong quản lý chi NSĐP đều làm tăng hiệu qủa chi NSĐP. Cả 7 nhân tố trên đều được kiểm chứng tại các Tỉnh đồng bằng sông Hồng.
 
-Phát hiện hiệu quả chi NSĐP của các tỉnh đồng bằng sông Hồng phụ thuộc vào sự tuân thủ các quy định của Nhà nước đối với các khoản chi NSĐP trong từng lĩnh và lợi ích  mang lại trong các lĩnh vực do NSĐP đầu tư, nếu các khoản chi NSĐP vào các lĩnh vực không mang đến các lợi ích như mong đợi, có nghĩa là những khoản chi đó đang bị lãng phí, không mang lại hiệu quả. 
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
-Hiệu quả  chi NSĐP của các tỉnh đồng bằng sông Hồng được đo lường bằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế; tỷ lệ xóa đói giảm nghèo; số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng các dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích mà chính quyền các tỉnh đồng bằng sông Hồng cung cấp cho người dân.
 
-Đo lường hiệu quả kinh tế của chi NSĐP (đại diện bởi chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) qua mô hình thu nhập quốc nội (GDP). Kết quả nghiên cứu chỉ ra chi thường xuyên và chi đầu tư tác động lên tăng trưởng kinh tế mặc dù tích cực nhưng ở mức thấp. Do đó, để tăng khả năng đóng góp vào giá trị GDP, công tác xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn cần phải đảm bảo chi NSĐP được giới hạn trong khả năng nguồn lực của từng tỉnh. 
 
-Vấn đề minh bạch thông tin hiện đang vẫn là điểm yếu trong quản lý NSNN nói chung và hiệu quả chi NSĐP nói riêng; trách nhiệm giải trình, tính liêm chính trong chi NSĐP còn thấp; chưa đánh giá thấu đáo và chi tiết trách nhiệm về hiệu quả chi NSĐP. 
 
-Cần thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường phân cấp và tăng cường tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính có tính đến đặc điểm của từng loại hình dịch vụ, khả năng và nhu cầu thị trường. Điều chỉnh giá dịch vụ công, chuyển từ hỗ trợ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách khi tham gia các dịch vụ công.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THESIS
 
Topic of the thesis: Effectiveness of local budget expenditures in the Red River delta provinces
Major: Finance – Banking
Research fellow: Hoang Quoc Tung
Instructor: Associate Professor, Doctor:  Nguyen Thi Bat
Educational institution: National Economics University
 
New contributions in academic
 
The thesis studies and affirms the impact of factors affecting the effectiveness of  local state budget expenditure in the Red River Delta provinces in the condition of state budget management in general and local state budget expenditure in particular in Vietnam as follow:
 
(i)The thesis analyzes the influence theory of 7 factors having affection on the effectiveness of local state budget expenditure, including: (1) Decentralization of local state budget expenditure to locals; (2) The size of local budget expenditure; (3) The management of local budget expenditure- the main origin of the ineffectiveness in local state budget expenditure.; (4) Capacity and organizational structure of local budget expenditure management; (5) the openness and transparency in local budget expenditure management; (6) accountability and integrity in local budget expenditure management; (7) the monitoring and controlling mechanism in managing local budget expenditure.
 
(ii)The thesis uses two main approachs: either decentralizing efficiency or technical efficiency mentions the relationship between the input- output factors. The two main analyzing technics including single criteria technic and multi-criteria technic are used for previous studies.
 
New findings and proposals from the thesis
 
(i)The research results show that recurrent expenditures and investment expenditures impact on economic growth despite positive but low levels. Therefore, to enhance the ability to contribute to the value of GDP, the development of medium-term financial plans needs to ensure that local budget spending is limited in the capacity of each province.
 
(ii)Information transparency is still a weakness in state budget management in general and efficiency of local state budget expenditure in particular; accountability, integrity in local budget spending is still low; the effectiveness of local budget spending  has not been evaluated thoroughly and specifically yet.
 
(iii)It is necessary to reform the autonomy mechanism of public non-business units in the direction of enhancing decentralization and strengthening the autonomy in organizing the implementation of tasks, human resources and finance taking into account the characteristics of each type of services, capabilities and market demands. Adjusting the prices of public services, shifting from state budget support for public non-business units to direct support for policy beneficiaries when participating in public services