Nghiên cứu sinh Khúc Thế Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 21/10/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Khúc Thế Anh, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam".
Thứ năm, ngày 10/09/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng    Mã số: 9340201_TC
Nghiên cứu sinh: Khúc thế Anh
GIáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Dựa trên cách tiếp cận từ phía cầu của tài chính toàn diện theo trường phái Washington Concencus (đồng thuận Washington), luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận như sau:
Thứ nhất, luận án xác định Dân trí tài chính bao hàm ba bộ phận là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính. Đây là một điểm bổ sung cho các nghiên cứu trước vì thường xác định dân trí tài chính thường bao gồm kiến thức tài chính và hành vi tài chính.
Thứ hai, luận án sử dụng dân trí tài chính như một bộ phận của vốn con người để đo lường tác động của nó đến thu nhập của người nghèo khu vực nông thôn. Các nghiên cứu trước đây thường đánh giá tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế nên luận án bổ sung cách thức đánh giá theo cách tiếp cận vốn con người lên thu nhập của các cá nhân.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Luận án đã có những đóng góp về mặt thực tiễn như sau:
Thứ nhất, giới tính, dân tộc và tôn giáo không ảnh hưởng đến dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam; trong khi đó, tuổi tác và thu nhập có ảnh hưởng rõ ràng. Dân trí tài chính của nhóm người dưới tiểu học lại cao hơn nhóm người có trình độ trung học phổ thông. 
Thứ hai, Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn có ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Do vậy, muốn tăng dân trí tài chính thì không nên tập trung vào hướng dẫn người dân cách tiết kiệm mà nên tập trung vào cách sử dụng tiền trong chi tiêu và đầu tư. Hoạt động này nên thực hiện thông qua Hội phụ nữ, Hội nông dân thông qua trò chơi kinh doanh nhỏ. Các cơ quan chức năng có thể xem xét tăng dân trí tài chính dựa trên các ứng dụng điện tử và sự phát triển của công nghệ tài chính.

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Thesis title: Financial literacy of the poor in Vietnam’s rural area
Major: Finance – Banking                 Code: 9340201_TC
Name of Candidate: Khuc The Anh            Candidate Code: NCS38.057TC
Supervisors: Assoc. Prof.Dr. Phan Thi Thu Ha, 
Institution: National Economics Univeresity 

New academic and theoretical contributions

Based on the demand-side approach of comprehensive finance from Washington Concencus, the thesis has made the following new theoretical contributions:
Firstly, the thesis identifies that Financial Literacy covers 3 concepts: financial knowledge, financial attitude and financial behavior. This is a complement point for previous studies because it often identifies that financial literacy often includes financial knowledge and financial behavior.
Secondly, the thesis uses financial literacy as a part of human capital to measure its impact on the income of the the poor in  rural area. Previous studies often assess the impact of human capital on economic growth, so this research supplement the way of assessing the approach of human capital on the income of individuals.

New findings and proposals drawn from research results and surveys of the thesis

Firstly, gender, ethnicity and religion do not affect the Financial Literacy of the poor in rural areas of Vietnam; meanwhile, age and income have a clear influence. The Financial Literacy of the group of people below primary school is higher than that of people with upper secondary education.
Secondly, the Financial Literacy of the poor in rural areas affects their income. Therefore, in order to increase Financial Literacy, guiding people how to save should not be focused, but it is necessary to focus on how to use money in spending and investing. This activity should be implemented by the Women's Union and Farmer's Union via small business game. Authorities may consider increasing financial literacy based on electronic applications and the development of financial technology.