Nghiên cứu sinh Lê Phan Hòa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 19/12/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Phan Hòa, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD) với đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tiêu dùng xanh của người dân Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 21/10/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tiêu dùng xanh của người dân Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)        Mã số: 9340101_QTK
Nghiên cứu sinh: Lê Phan Hòa                Mã NCS: NCS36.033QTK
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Nghiên cứu này đã có hai đóng góp về mặt lý thuyết. Một là, luận án đã áp dụng và mở rộng mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) trong bối cảnh tiêu dùng xanh. Trong các nghiên cứu về lĩnh vực tiêu dùng xanh trước đây đa phần thực hiện tại các quốc gia phát triển do đó các nghiên cứu trong tương lai cần thực hiện tại các nước có nền kinh tế mới nổi hoặc so sánh và khái quát hóa các nền kinh tế, văn hóa khác nhau để có thể đưa ra các kết luận có thể được áp dụng cho các quốc gia khác nhau (Vicente-Molina và cộng sự, 2013). Hơn thế nữa, việc mở rộng TPB sẽ giúp giải thích rõ hơn ý định hành vi tiêu dùng xanh. Trong nghiên cứu này, với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, ngoài việc kiểm định lại tác động của các yếu tố tiền đề trong TPB, luận án còn kiểm định tác động của biến niềm tin xanh và kiến thức môi trường lên ý định hành vi tiêu dùng xanh để tăng độ tin cậy cho nghiên cứu. 
Hai là, trong nghiên cứu này, tác giả còn kiểm định tác động điều tiết lên mối quan hệ giữa thái độ đối với tiêu dùng xanh và ý định hành vi tiêu dùng xanh. Bởi lẽ, khi tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm áp dụng lý thuyết TPB, mối quan hệ giữa thái độ với hành vi hoặc ý định hành vi dường như có khoảng cách (Ajzen và Fisbein, 2005). Do đó việc bổ sung, mở rộng mô hình TPB với các biến điều tiết là điều cần thiết để lý giải thêm cho mối quan hệ này. Vì thế kết quả nghiên cứu trong vấn đề này sẽ góp phần làm phong phú thêm các lý thuyết về hành vi tiêu dùng trong trong lĩnh vực tiêu dùng xanh nói riêng và lĩnh vực Marketing nói chung.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động thuận chiều của các yếu tố: thái độ đối với tiêu dùng xanh, chuẩn mực chủ quan, niềm tin xanh và kiến thức môi trường lên ý định hành vi tiêu dùng xanh; đồng thời cũng chỉ ra một yếu tố điều kiện thu hẹp khoảng cách giữa thái độ đối với tiêu dùng xanh và ý định hành vi tiêu dùng xanh là kiến thức môi trường. 
Thứ hai, đóng góp về mặt thực tiễn, đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xanh cần có những hiểu biết rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi tiêu dùng xanh. Đối với các nhà hoạch định chính sách, nghiên cứu là một nguồn tham khảo hữu ích trong việc đưa ra các sách lược phù hợp với hoạt động thúc đẩy tiêu dùng xanh. 

-------------------------------
ORIGINAL CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Research topic: Research on factors affecting green consumption intention of Vietnamese people.
Specialization: Business Administration                          Specialization code: 9340101_QTK
PhD candidate: Le Phan Hoa                   Candidate code: NCS36.033QTK
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thanh Hieu
Training organization: National Economics University 

Original contributions to academic and theoretical aspects

This study has added two new theoretical ideas. In green consumption, the dissertation has first applied and expanded the theory of planned behavior (TPB). The majority of earlier studies on green consumption were conducted in developed nations. Thus future research must either be performed in countries with rising economies or compare and generalize various economies and cultures to reach results that can apply to many nations (Vicente-Molina et al., 2013). The extension of TPB will also make it easier to understand consumers' green consumption intentions. Along with re-examining the influence of antecedent factors in TPB, this study's research context in Vietnam also tests the influence of green trust and environmental knowledge on the green consumption intention to increase the reliability of the research.
Secondly, the author of this research examined the moderating impact on the relationship between green consumption intention and attitude towards green consumption. Because the relationship between green consumption intention and attitude towards green consumption has distance when summarizing empirical research using TPB theory (Ajzen & Fishbein, 2005). To further understand this relationship, augmenting and complementing the TPB model with moderators is required. As a result, the study findings in this issue will enhance theories of green consumption behavior in particular and in the field of marketing in general.

Recommendations derived from the findings of the dissertation 

The findings of the study demonstrate the positive impact of the following variables on green consumption intention: attitude toward green consumption, subjective norms, green trust, and environmental knowledge; moreover, it also emphasizes that environmental knowledge is a conditional factor that helps close the gap between attitudes toward green consumption and green consumption intention.
Secondly, companies that provide green products need to grasp the factors influencing green consumption intention to help practically. The report can be used as a beneficial resource by policymakers to develop effective campaigns to encourage environmentally friendly consumption.