Viện Đào tạo Sau đại học - ĐH KTQD

Nghiên cứu sinh Nguyễn Nhất Linh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào ngày 25/5/2024 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Nhất Linh, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
Thứ bảy, ngày 04/05/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng       Mã số: 9340201
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Nhất Linh                Mã NCS: NCS39.21TC
Người hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thị Thùy Dương, TS. Phùng Thanh Quang
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, tác giả đã sử dụng kết hợp hai mô hình là mô hình Con đường phát triển của đầu tư (IDP: Investment Development Path Model) để đánh giá các nhân tố “đẩy” ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI và mô hình trọng lực (Gravity Model) để đánh giá một cách toàn diện các nhân tố “đẩy” từ phía quốc gia đi đầu tư, nhân tố “kéo” từ phía quốc gia tiếp nhận vốn và cả những yếu tố song phương ảnh hưởng tới dòng vốn OFDI của Việt Nam. Trong đó, với mô hình Con đường phát triển của đầu tư, tác giả đã bổ sung hai biến mới so với mô hình gốc là biến tỷ giá hối đoái và biến độ mở của nền kinh tế; với mô hình trọng lực tác giả đã mở rộng các biến độc lập gồm: chỉ số kinh tế, chỉ số chính trị, chỉ số xã hội. Đồng thời sử dụng kỹ thuật phân tích thành phần chính PCA (Principle Components Analysis) để xây dựng và đánh giá ảnh hưởng của các chỉ số này đến dòng vốn OFDI của Việt Nam.
Thứ hai, công trình nghiên cứu là công trình đầu tiên đo lường các nhân tố vĩ mô tác động vào OFDI của Việt Nam ở phạm vi toàn cầu và trong giai đoạn dài. Các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung vào đánh giá hoạt động OFDI của Việt Nam vào một quốc gia cụ thể như Lào, Campuchia hoặc cộng đồng ASEAN nên phạm vi bị giới hạn.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, luận án đã lượng hóa được ảnh hưởng của một số nhân tố vĩ mô từ cả phía quốc gia đi đầu tư và quốc gia tiếp nhận vốn tới dòng vốn OFDI của Việt Nam. Kết quả mô hình IDP khẳng định: biến tỷ giá không có ý nghĩa thống kê, biến độ mở của nền kinh tế có tác động ngược chiều với dòng vốn OFDI của Việt Nam, nguyên nhân là do trong giai đoạn nghiên cứu (1989-2020), Việt Nam về cơ bản vẫn là nước nhập siêu, do đó, một lượng lớn ngoại tệ chảy ra nước ngoài để phục vụ hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Kết quả này có nhiều điểm mới so với các nghiên cứu trước đây, cho thấy nét đặc thù riêng của Việt Nam. Kết quả mô hình trọng lực cho thấy ảnh hưởng tích cực của các chỉ số chính trị (sự ổn định chính trị và cải cách thể chế bao gồm kiểm soát tham nhũng, pháp quyền, chất lượng quản lý và hiệu quả của chính phủ) và chỉ số xã hội (bao gồm tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và tăng trưởng đô thị hóa) của các quốc gia tiếp nhận vốn tới dòng vốn OFDI của Việt Nam. Trong khi đó, với chỉ số kinh tế, hệ số bê ta dương nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của mô hình trọng lực cũng khẳng định mức độ toàn cầu hóa (đại diện là biến WTO) tỏ ra kém hiệu quả hơn so với tính lân cận (đại diện là biến Border) trong việc thúc đẩy dòng vốn OFDI của Việt Nam.
Thứ hai, xuất phát từ kết quả nghiên cứu, nhằm tăng cường dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị cho Chính phủ Việt Nam như: (i) hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; (ii) tăng cường hiệu suất của quá trình quản lý; (iii) xây dựng các đề án, chiến lược để khuyến khích OFDI, đặc biệt là đến các quốc gia lân cận; (iv) tăng cường công tác ngoại giao, hợp tác quốc tế, tận dụng các FTA thế hệ mới; (v) đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thành lập các cơ quan chuyên trách; (vi) khuyến khích dòng vốn OFDI trong các lĩnh vực xanh hướng đến phát triển bền vững; (vii) xây dựng các chính sách hỗ trợ dòng vốn OFDI của khu vực tư nhân, siết chặt quản lý dòng vốn OFDI của doanh nghiệp Nhà nước. Khuyến nghị với các doanh nghiệp Việt Nam như: (i) nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng chiến lược kinh doanh; (ii) cập nhật thông tin môi trường quốc gia tiếp nhận đầu tư; (iii) phát huy sức mạnh từ lực lượng kiều bào; (iv) xây dựng mạng lưới kết nối các doanh nghiệp trên thị trường đầu tư.

--------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title:  “Factors Affecting Vietnam’s outward foreign direct investment”
Major: Finance – Banking                                     Code number: 9340201
Name of candidate:  Nguyen Nhat Linh              Candidate Code: NCS39.21TC
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Thuy Duong, Dr. Phung Thanh Quang
Institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions:

First, the author used two models for the analysis, including: Investment Development Path Model (IDP Model) and Gravity Model. IDP Model is used to evaluate push factors affecting OFDI flows while Gravity Model is used to evaluate simultaneously the influence of factors on Vietnam's OFDI flows, including: push factors from home country’s OFDI, pull factors from host country and bilateral factors. Besides the basic IDP model, the author also researched the influence of two new variables (the exchange rate variable and the economic openness variable). For gravity model, there are some independent variables added on, including: economic index, political index, and social index. In addition, the author uses Principle Components Analysis technique (PCA) to assess the influence of these indicators on Vietnam's OFDI flows.
Second, this is the first research project to measure macro factors affecting the OFDI flows of Vietnam on a global scale and over a long period of time. The research scope of previous projects is limited because they mainly focus on Vietnam's OFDI activities in a country such as Laos, Cambodia or the ASEAN community.

New findings and proposals drawn from research results and surveys of the thesis 

First, the thesis has quantified the influence of groups of macro factors from both the home country and the host country on Vietnam's OFDI flows. The results of the IDP Model figure out that the exchange rate variable is not statistically significant and the economic openness variable has a negative effect on the dependent variable. The reason is that, in the research period (1989-2020), Vietnam was still basically a trade deficit country. Hence, a large amount of foreign currency flowed abroad to serve the import of goods. There are many new points in this research’s result that have not been mentioned in previous studies, representing the characteristics of OFDI in Vietnam. The result of Gravity Model shows the positive influence of political and social index of capital receiving countries on Vietnam's OFDI flows while economic index is not statistically significant even though the beta coefficient is positive. Among them, political indicators include political stability and institutional reform such as control of corruption, rule of law, management quality, government efficiency, and social indicators include poverty rate, working-age ratio, urban growth. This results also confirm that the level of globalization (represented by the WTO variable) promotes Vietnam's OFDI flows less effectively than proximity (represented by the Border variable).
Second, based on study results, the authors propose some recommendations to promote OFDI flows of Vietnam. Recommendation for Government of Vietnam: (i) completing the legal system on outward foreign direct investment; (ii) enhance the efficiency of the management process; (iii) developing projects, strategies to encourage OFDI activities, especially investment in neighboring countries; (iv) strengthening diplomacy and international cooperation, taking advantage of new generation FTAs; (v) improving investment promotion activities and establishing specialized agencies; (vi) encouraging green OFDI towards sustainable development; (vii) developing policies to support OFDI flows of the private sector and tighten control the OFDI flows of state-owned enterprises. Recommendation for Vietnamese enterprises: (i) improving competitiveness and developing business strategies; (ii) updating the information of countries receiving investments; (iii) promoting the resources of Vietnamese people abroad; (iv) developing a network in the investment community.