Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hải Yến bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 15/06/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Hải Yến, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Ổn định hóa cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ năm, ngày 25/03/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting

Join on your computer or mobile app

Click here to join the meeting


--------------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ổn định hóa cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng             Mã số: 9340201_TC
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hải Yến            Mã NCS: 911.36.12TC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Định, TS. Trần Tất Thành
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

1. Ổn định hóa cổ tức là hiện tượng được kiểm chứng và công nhận tại các nước thuộc nhóm thị trường phát triển và thị trường mới nổi. Luận án đã kiểm chứng và đánh giá hiện tượng này tại thị trường cận biên đang trong quá trình nâng hạng như ở Việt Nam. 
2.  Luận án đã đề xuất sử dụng biến sở hữu Nhà nước trong mô hình của lý thuyết người đại diện để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Kết quả cho thấy có sự ảnh hưởng của Nhà nước trong quyết định chính sách cổ tức của doanh nghiệp. 
3. Bên cạnh thước đo truyền thống là tốc độ hiệu chỉnh cổ tức (Speed of Ajustment - SOA) theo mô hình Litner (1956), luận án đã sử dụng thêm thước đo biến động tương đối (Relative Volatility - RelVol) do Leary và Michaely (2011) đề xuất để kiểm chứng và đánh giá hiện tượng ổn định hóa cổ tức. Thước đo RelVol được cho là có thể khắc phục hiện tượng sai lệch do mẫu nhỏ mà thước đo SOA có thể mắc phải, nhờ đó giúp khẳng định chắc chắn hơn kết quả nghiên cứu về hiện tượng ổn định hóa cổ tức trên thị trường cận biên đang nâng hạng như trường hợp Việt Nam. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tồn tại của hiện tượng ổn định hóa cổ tức tại Việt Nam. Kết quả từ hai thước đo SOA và RelVol có sự tương đồng chặt chẽ. So với các nghiên cứu đã thực hiện thì mức độ ổn định hóa cổ tức tại Việt Nam là thấp hơn so với tại các thị trường phát triển và mới nổi.
Dựa trên những luận giải từ khung lý thuyết tín hiệu và lý thuyết người đại diện, kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện tượng ổn định hóa cổ tức phù hợp với những doanh nghiệp tiềm ẩn vấn đề đại diện lớn (là doanh nghiêp có cấu trúc sở hữu phân tán, sở hữu tổ chức lớn, có ít cơ hội tăng trưởng, có quy mô lớn và hoạt động trong ngành có mức độ canh tranh cao) và biến động lợi nhuận cao. Đặc biệt, mối quan hệ phi tuyến (hình chữ U) giữa mức độ ổn định hóa cổ tức với biến tuổi của doanh nghiệp là một phát hiện mới của luận án. Ngoài ra, luận án cho thấy lý thuyết người đại diện phù hợp để giải thích chính sách cổ tức ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa tham khảo cho quyết định của nhà đầu tư. Nhà đầu tư nhận diện được những nhóm doanh nghiệp có thể sẽ có mức độ ổn định hóa cổ tức cao hơn nhóm khác để đưa ra được chiến lược đầu tư phù hợp với mình. Ngoài ra, luận án còn cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách trong việc đánh giá thị trường và ra quyết định.

--------------------------------------

NEW CONTRIBUTION OF THESIS
The thesis topic: Dividend smoothing of listed firms on Vietnam stock market
Major: Finance – Banking                              Code:9340201_TC
PhD. Candidate: Nguyen Thi Hai Yen          Code: 911.36.12TC
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Dinh; Dr. Tran Tat Thanh
University: National Economics University, Hanoi. 

New contributions to the literature

1.    Dividend smoothing is tested and confirmed in many developed and emerging markets. This dissertation tests and evaluates this phenomenon in Vietnam which is considered as one of upgrading frontier markets.
2.    The dissertation has proposed to use the state ownership variable in the agency theory model to adapt with the research context. The results show that there is an influence of the state shareholder in the enterprises’ dividend policy decisions. 
3.    In addition to the traditional measure - the Speed of Adjustment (SOA) which is suggested by Litner (1956), the study has used Relative Volatility (RelVol) which is proposed by Leary and Michaely (2011) to test and assess the performance of dividend smoothing. It is suggested that the use of RelVol measure can help in solving problems of small sample bias which may arise with the SOA measure, therefore, it can help to confirm the research results on dividend smoothing in the upgrading frontier market of Vietnam.

New findings and proposals from the research results

The research results show that there is the existence of dividend smoothing in Vietnam. There is a strong agreement between the empirical results using the two separate measures - the SOA and the RelVol. In comparison with existing studies, the level of dividend smoothing in Vietnam is lower than that is in developed and emerging markets.
Based on the explanations from the framework of signal theory and the agency theory, the research results show that the dividend smoothing is suitable for firms which potentially have big agency problems (They are enterprises with fragmented ownership structure, large organization ownership, few growth opportunities, large scale, and in the highly competitive sector), and firms with high-profit volatility. 
Especially, the nonlinear (with U-shaped) relationship between the levels of dividend smoothing and the firm age variable is a new finding of the study. 
In addition, the dissertation shows that the agency theory is appropriate to explain dividend policy in Vietnam.
The dissertation's research results can be a good reference for investors' decisions as it can help investors to identify groups of firms that may have a higher level of dividend smoothing than other groups to come up with an investment strategy that suits them. In addition, the study can be a relevant reference for business managers and policymakers in market assessment and decision-making.