Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Ngân bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 27/7/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Thanh Ngân, chuyên ngành Kinh tế du lịch, với đề tài "Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững - Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng".
Thứ ba, ngày 22/06/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app

Click here to join the meeting

--------------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững - Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lâm Đồng
Chuyên ngành: Kinh tế du lịch                              Mã số: 9310110_DL
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Ngân        Mã NCS: 911.35.22DL 9911.35.22DL
Người hướng dẫn: TS.Đồng Xuân Đảm; PGS.TS.Phạm Hồng Long
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1)    Luận án đã tổng quan, hệ thống và làm rõ cơ sở lý luận về du lịch nông thôn; phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững. Tại Việt Nam, phát triển du lịch nông thôn đã diễn ra ở nhiều địa phương, tuy nhiên thiếu hẳn các nghiên cứu xây dựng nền tảng lý thuyết làm cơ sở cho các hướng nghiên cứu về sau. Đồng thời, luận án cũng đã tổng quan và làm rõ vai trò của hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững. 
(2)    Bên cạnh những nhân tố đã được tổng quan, luận án đã khám phá nhân tố “Vai trò người trưởng nhóm và sự tham gia bình đẳng” thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững. Nhân tố này có ý nghĩa quan trọng đối với bên liên quan là người dân tộc thiểu số Cơ Ho. Nghiên cứu cũng khám phá nhân tố “Năng lực tham gia của các bên, đặc biệt người dân địa phương”, “Quản lý và cơ chế chính sách”, “Khả năng tiếp cận điểm đến” là nhân tố hạn chế hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra để hợp tác thành công trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững cần xây dựng lộ trình hợp tác và nâng cao khả năng tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là người dân vùng nông thôn.
(3)    Luận án đã đề xuất khung nghiên cứu về hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững. Mô hình có ưu điểm đã xác định các bên liên quan phù hợp cho hợp tác, thể hiện được các quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan. Để hợp tác thành công cần xây dựng lộ trình hợp tác; cam kết; theo dõi, đánh giá và điều chỉnh cho cả hợp tác và phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững. Đồng thời, kết quả nghiên cứu đã khám phá để phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, bên cạnh ba trụ cột bền vững quan trọng (kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường) thì cần nâng cao nhận thức các bên liên quan và xây dựng năng lực cộng đồng; dung hòa hợp tác và cạnh tranh giữa các bên tại điểm đến vùng nông thôn.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Luận án đã đề xuất các hàm ý nghiên cứu để thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, bao gồm 1) Nâng cao nhận thức các bên liên quan về hợp tác và phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững; 2) Trao quyền và xây dựng năng lực hợp tác, đặc biệt đối với cộng đồng địa phương; 3) Củng cố niềm tin giữa các bên liên quan; 4) Tăng cường cam kết trong hợp tác giữa các bên liên quan và 5) Dung hòa hợp tác và cạnh tranh giữa các bên liên quan. 


----------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Dissertation topic: Stakeholder collaboration in rural tourism development toward sustainability – The case of Lam Dong province
Major: Tourism Economics                                       Code: 9310110
PhD Candidate: Nguyen Thi Thanh Ngan             Student ID: NCS911.35.22DL  
Tutor: Dr. Dong Xuan Dam; Associate Prof. Dr. Pham Hong Long
Training Institution: National Economics University

New academic, theoretical contributions of the dissertation:

1)    The thesis has reviewed and clarified the conceptual framework of rural tourism; rural tourism development toward sustainability. In Vietnam, rural tourism development has been undertaken in some areas however, there is a lack of research to build a theoretical framework of rural tourism development in the future. Also, the thesis has clarified the role of stakeholder collaboration in rural tourism development toward sustainability. 
2)    Besides the factors reviewed, the thesis has found that the factor “The role of heads and equal participation” fosters stakeholder collaboration in rural tourism development. This factor has a key significance for stakeholders concerned as the Coho ethnic minority group. The study also explores the factors such as “The capacity and participation in collaboration especially local people”; “Management and policy mechanisms”, and “Destination accessibility” are the factors that hinder stakeholder collaboration in rural tourism development. At the same time, the research results also show that to successful collaboration for rural tourism development toward sustainability, it is necessary to develop a roadmap for collaboration and enhance the participation of stakeholders, especially local people in rural areas.
3)    The thesis has proposed a collaboration framework in rural tourism development toward sustainability. The strength of the framework has identified relevant stakeholders for collaboration, revealed collaboration relationships between stakeholders in rural tourism development that need to develop a collaborative roadmap; commitment; monitoring, evaluation, and adjustment for both stakeholder collaboration and rural tourism development toward sustainability. In the context of the rural destination, the research findings have explored that to rural tourism development toward sustainability, besides the three pillars of sustainability (environmental, social, and economic elements), it is necessary to create the awareness of stakeholders and community capacity building and harmonizing collaboration and competition among stakeholders in the rural destination. 

Findings and practical contributions from the research results

The research has proposed implications for promoting stakeholder collaboration in rural tourism development toward sustainability, including 1) Awareness-raising of stakeholder collaboration and rural tourism development toward sustainability; 2) Empowering and collaborative capacity-building, particularly, community capacity - building; 3) Boosting trust among stakeholders; 4) Promoting commitment in stakeholder collaboration and 5) Harmonizing collaboration and competition among stakeholders.