Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Vũ Khuyên bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 05/01/2021 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Vũ Khuyên, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ ba, ngày 05/01/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng    Mã số: 9340201_TC
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Vũ Khuyên
Giáo viên hướng dẫn: 1) GS.TS. Nguyễn Văn Nam; 2) TS. Nguyễn Đăng Tuệ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất là về tổng hợp lý thuyết gốc để xây dựng một mô hình đánh giá tác động toàn diện của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính. Mặc dù những lý thuyết nền tảng về rủi ro, dự báo vỡ nợ, cơ cấu vốn, chính sách cổ tức đã được xây dựng và nghiên cứu thực nghiệm từ rất lâu đời, nhưng trên thế giới cũng như Việt Nam chưa hề có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện tác động của cả ba quyết định tài chính tới rủi ro tài chính của doanh nghiệp. 
Thứ hai là về phân loại rủi ro tài chính. Luận án tiếp cập rủi ro tài chính dưới giác độ rủi ro của hai đối tượng nhà đầu tư vào doanh nghiệp là cổ đông và chủ nợ, từ đó hình thành nên Rủi ro vốn cổ phần (RRVCP) – xảy ra khi mức lợi nhuận thực tế từ cổ phiếu doanh nghiệp cao hơn hay thấp hơn mức lợi nhuận kỳ vọng và Rủi ro vỡ nợ (RRVN) - khả năng doanh nghiệp không thể trả được tiền lãi và tiền gốc. Điểm mạnh của phân loại rủi ro tài chính theo cách thức này là khả năng bao quát và tính dễ tiếp cận cả về mặt định nghĩa và đo lường. 
Thứ ba là đánh giá vai trò tương tác của vấn đề người đại diện trong mối quan hệ tác động của quyết định tài chính tới rủi ro tài chính. Người ra quyết định cuối cùng trong doanh nghiệp chủ yếu là nhà quản lý, làm nảy sinh chi phí đại diện khi có mâu thuẫn giữa nhà quản lý này với 2 nhóm nhà đầu tư nói trên. Điều này đã được tác giả đưa thêm vào luận án để giúp khám phá thêm những điểm thú vị trong mối quan hệ giữa quyết định tài chính và rủi ro tài chính. Từ đó làm cơ sở cho những giải pháp thiết thực, có ý nghĩa trong quản trị tài chính doanh nghiệp, đầu tư vốn và quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, tỷ lệ nợ ngắn hạn tăng làm giảm rủi ro vốn cổ phần nhưng lại làm tăng RRVN. Nguyên nhân có thể do xu hướng duy trì tỷ lệ tài sản ngắn hạn cao của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Dù tỷ lệ nợ ngắn hạn cao nhưng cũng được bảo đảm bới tỷ lệ tài sản ngắn hạn cao tương ứng nên RRVN thấp. Nhưng việc duy trì thực trạng này trong thời gian dài thể hiện tiềm lực tài chính kém vững mạnh, ít có triển vọng phát triển mạnh mẽ, dẫn đến RRVCP tăng lên. Việc tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động ngược chiều với RRVCP cũng trái ngược với kết quả nghiên cứu tại Rumani (Nenu và cộng sự, 2018). 
Thứ hai, tỷ lệ chi phí lãi trên nợ phải trả bình quân tăng làm tăng RRVCP nhưng lại làm giảm RRVN. Kết luận này chưa được công bố trong các nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Chi phí lãi vay bình quân tăng lên chứng tỏ niềm tin của chủ nợ đối với doanh nghiệp phần nào bị giảm sút, cùng là tín hiệu tiêu cực làm ảnh hưởng đến thái độ của nhà đầu tư khác đối với doanh nghiệp dẫn đến tăng RRVCP. Ngược lại chi phí vay vốn tăng lên sẽ làm doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi đi vay, dẫn đến RRVN giảm. 
Thứ ba, tỷ lệ hàng tồn kho, tỷ lệ tài sản cố định đều có tác động thuận chiều trong khi tỷ lệ khoản phải thu ngắn hạn lại có tác động ngược chiều với cả RRVCP và RRVN. Những kết quả này cũng hoàn toàn mới, chưa được công bố trong các nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Nguyên nhân là do việc gia tăng những tài sản có tính thanh khoản thấp làm giảm khả năng linh hoạt của doanh nghiệp trong việc ứng phó với những sự kiện bất thường – rủi ro sẽ có thể tăng đối với cả cổ đông và chủ nợ.
Thứ tư, tỷ lệ lợi tức cổ tức tác động thuận chiều tới RRVCP, tương đồng với nghiên cứu ở Anh (Hussainey và cộng sự, 2010) và Kenya (Kenyoru và cộng sự, 2013) nhưng lại trái ngược với ở Mỹ (Profilet và Bacon, 2013), Jordan (Ramadan, 2013) và Pakistan (Nazir và cộng sự, 2012).
Thứ năm, mối quan hệ giữa cổ đông, cũng như chủ nợ với nhà quản lý tốt đẹp sẽ có tương tác theo chiều hướng tích cực đối với mối tương quan giữa quyết định tài chính với rủi ro tài chính.

--------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The impact of financial decisions on financial risks of companies listed on Vietnam stock market
Major: Finance - Banking                           Code: 9340201_TC
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

The first is about synthesizing the original theory to build a model to assess the comprehensive impact of financial decisions on financial risks. Although the fundamental theories about risks, forecasts of default, capital structure, and dividend policy have been built and studied for a long time, there is no study to comprehensively evaluate the impact of all three financial decisions on the company's financial risks neither in the world nor in Vietnam
The second is about classifying financial risks. The thesis approaches financial risks under the sense of risk of two types of investors in the enterprise including shareholders and creditors, thereby forming Equity Risk - occurs when the level of return of corporate shares are higher or lower than the expected return and Risk of default - the ability of the firm to be unable to pay interest and principal. The strength of classifying financial risks in this way is their broadness and accessibility in terms of both definition and measurement.
The third is to evaluate the interactive role of the agency issue in the relationship and impact of financial decisions on financial risks. The final decision-maker in the company is mainly the manager, which raises agency costs when there is a conflict between this manager and the two groups of investors mentioned above. The author has added to the thesis to help discover more interesting points in the relationship between financial decisions and financial risks. From there, it is the basis for practical and meaningful solutions in corporate financial management, capital investment and state management of related issues.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

First, the increase in short-term debt reduces equity risk but increases default risk. The reason may be due to the tendency to maintain a high proportion of short-term assets of most Vietnamese listed non-financial companies. Although the ratio of short-term debt is high, it is also guaranteed by a correspondingly high ratio of short-term assets, resulting in a low default risk. But the maintenance of this situation for a long time shows that the financial capacity is not strong, there is little prospect of strong development, leading to the increase in equity risk. The fact that the short-term debt ratio has a negative impact on the equity risk is also contrary to research results in Romania (Nenu et al., 2018).
Second, the increase in average interest expense to debt ratio increases equity risk but reduces default risk. This conclusion has not been published in both domestic and foreign studies. The increase in average interest expense proves that creditors' confidence in the business has somewhat decreased, along with a negative signal affecting other investors' attitude towards the business, leading to an increase in equity risk. Conversely, the increase in borrowing costs will make businesses consider more carefully before borrowing, leading to a decrease in default risk.
Third, the ratio of inventories, the ratio of fixed assets have a positive impact while the ratio of short-term receivables has the opposite effect with both equity risk and default risk. These results are also completely new, have not been published in both domestic and foreign studies. The reason is that the increase in low-liquidity assets reduces the flexibility of the business to respond to unusual events - the risk may increase for both shareholders and creditors.
Fourth, the dividend yield has a positive effect on equity risk, which is similar to research in the UK (Hussainey et al., 2010) and Kenya (Kenyoru et al., 2013) but in contrast to that in the US (Profilet and Bacon, 2013), Jordan (Ramadan, 2013) and Pakistan (Nazir et al., 2012).
Fifth, the good relationship between shareholders, as well as creditors and managers will have a positive interaction with the relationship between financial decisions and financial risks.