Nghiên cứu sinh Phạm Thị Thu Phương bảo vệ luấn án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 15/03/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Thị Thu Phương chuyên ngành Kinh tế du lịch với đề tài: Ảnh hưởng của thái độ đối với nghề nghiệp đến ý định làm việc trong lĩnh vực khách sạn của thế thệ Z tại Việt Nam.
Thứ tư, ngày 01/02/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của thái độ đối với nghề nghiệp đến ý định làm việc trong lĩnh vực khách sạn của thế thệ Z tại Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế du lịch                                           Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Phạm Thị Thu Phương                        Mã NCS: NCS.118DL
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Trương Hoàng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Mục tiêu của luận án là khám phá ảnh hưởng của thái độ đối với nghề nghiệp tới ý định làm việc trong lĩnh vực khách sạn của thế hệ Z tại Việt Nam. Dựa trên nền tảng lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và kết quả phân tích dữ liệu khảo sát từ 1268 cá nhân thuộc thế hệ Z, luận án đã bổ sung thêm cơ sở lý luận về thái độ đối với nghề nghiệp và ý định làm việc trong lĩnh vực khách sạn, cụ thể như sau:
(1)    Luận án đã phát hiện được 4 nhân tố mới cấu thành thái độ đối với nghề nghiệp trong lĩnh vực khách sạn thông qua nghiên cứu định tính và phân tích nhân tố khám phá. Bốn nhân tố mới bao gồm: Rủi ro của nghề nghiệp; Triển vọng phát triển của cá nhân; Ưu điểm của nghề nghiệp và Nhược điểm của nghề nghiệp. Cùng với đó, luận án đã bổ sung được 17 chỉ báo đo lường thái độ đối với nghề nghiệp trong lĩnh vực khách sạn.
(2)    Luận án đã xác định được mức độ ảnh hưởng và chiều tác động của 10 khía cạnh cấu thành thái độ đối với nghề nghiệp tới ý định làm việc trong lĩnh vực khách sạn của thế hệ Z tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của khía cạnh cấu thành thái độ đối với nghề nghiệp đến ý định làm việc trong lĩnh vực khách sạn của thế hệ Z là rất khác nhau và có sự khác biệt so với các nghiên cứu đối với thế hệ Y. Đặc biệt, có sự tương đồng lẫn khác biệt so với các nghiên cứu đối với thế hệ Z tại các quốc gia khác. 
(3) Luận án đánh giá được vai trò của các chỉ báo đo lường các nhân tố cấu thành thái độ đối với nghề nghiệp trong lĩnh vực khách sạn. Nhiều chỉ báo mới được phát triển thêm từ luận án đóng vai trò quan trọng trong đo lường các khía cạnh của thái độ đối với nghề nghiệp.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1) Sự điều chỉnh thang đo lường thái độ đối với nghề nghiệp trong lĩnh vực khách sạn của thế hệ Z hàm ý rằng thái độ đối với nghề nghiệp là một quá trình năng động, có sự thay đổi phụ thuộc vào bối cảnh và môi trường kinh tế - xã hội. Cụ thể, kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được thang đo đánh giá thái độ đối với nghề nghiệp trong lĩnh vực khách sạn của thế hệ Z tại Việt Nam.
(2) Quá trình phân tích EFA đã trích xuất thành 10 nhân tố đo lường thái độ đối với nghề nghiệp. Kết quả này là cơ sở quan trọng để tác giả thực hiện kiểm định mức độ ảnh hưởng của thái độ đối với nghề nghiệp đến ý định làm việc trong lĩnh vực khách sạn của thế hệ Z tại Việt Nam. 
(3) Kết quả điều tra cho thấy chiều hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng khía cạnh của thái độ đối với nghề nghiệp đến ý định làm việc trong lĩnh vực khách sạn. Điều này giúp giải thích cụ thể mối quan hệ của thái độ đối với nghề nghiệp và ý định làm việc trong lĩnh vực khách sạn.
(4) Từ các kết quả của đề tài, tác giả đã đề xuất một vài gợi ý đối với các bên liên quan trong việc cải thiện thái độ đối với nghề nghiệp và tăng ý định làm việc trong lĩnh vực khách sạn của thế hệ Z tại Việt Nam.

------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The impact of attitude toward career on intention to work in the hospitality industry of Generation Z in Vietnam
Specialization:   Toursim economics              Code: 9310110
PhD student: Pham Thi Thu Phuong           Phd student Code: NCS38.118DL
Instructor: Assoc.Prof.Dr. Pham Truong Hoang
Training institution: National Economics University

The new academic and theoretical contributions

The objectives of the thesis are to explore the impact of attitude toward career on intention to work in the hospitality industry of Generation Z in Vietnam. Based on the Theory of planned behavior of Ajzen (1991) and the results of survey data analysis from 1268 Generation Z respondents, the thesis has added the theoretical basis for attitude toward careers and intention to work in the hospitality industry, specifically as follows:
(1)    The thesis has discovered four new factors to measure attitudes toward career in the hospitality industry by applying qualitative research and exploratory factor analysis. Four new factors include Career risks, Promotion and development prospects, Career advantages and Career disadvantages. In addition, the thesis has added 17 new items measuring attitude toward careers in the hospitality industry.
(2)    The thesis has determined the level of influence and the effect direction of 10 aspects of attitude toward career on intention to work in the hospitality industry of Generation Z in Vietnam. The research results have shown significant differences in the direction and the level of influence among constitutive aspects of attitude of Generation Z toward careers on intention to work in the hospitality industry. In addition, the finding is different from those of studies for Generation Y. Strikingly, there are similarities and differences compared with studies for Generation Z in other countries. 
(3)    The thesis evaluates the role of scale items of factors constituting attitude toward career in the hospitality industry. Many new items developed from the thesis play a vital role in measuring factors of attitude toward career.

New conclusions and recommendations drawn from the research findings

By using a combination of qualitative research (focus group interviews, expert interviews) and quantitative research (questionnaire survey method), the research results have shown some new points as follows:
(1) The adjustment of the measurement scale of Generation Z’s attitude toward career in the hospitality industry implies that attitude toward career is a dynamic process, with changes depending on the context and socio-economic environment. Specifically, the research results have identified the measurement scale to assess the attitude toward career in the hospitality industry of Generation Z in Vietnam.
(2) The exploratory factor analysis has extracted ten factors measuring attitude toward career. This result is an important basis for the author to test the influence of attitude toward career on intention to work in the hospitality industry of Generation Z in Vietnam.
(3) The survey results have shown the direction and level of influence of each factor of the attitude toward career on intention to work in the hospitality industry. It helps to explain the relationship between attitude toward career and intention to work in the hospitality industry.
 (4) From the research findings, the author has proposed some suggestions for stakeholders to improve attitude toward career and increase intention to work in the hospitality industry of Generation Z in Vietnam.