Nghiên cứu sinh Phạm Thị Thu Thủy bảo vệ luận án tiến sĩ

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Thị Thu Thủy, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Viện QTKD), với đề tài: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
Thứ ba, ngày 26/03/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)        Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh:    Phạm Thị Thu Thủy            Mã NCS: NCS38.054QTV
Người hướng dẫn:    1. PGS.TS. Phan Tố Uyên
                                  2. TS. Trần Thị Hồng Việt

Cơ sở đào tạo:         Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa văn hóa, chia sẻ tri thức và đổi mới sáng tạo thường tập trung vào một khía cạnh duy nhất là văn hóa tổ chức hoặc một hình thức đổi mới duy nhất (Dobni, 2008). Nghiên cứu này sử dụng một cấu trúc đa chiều của văn hóa tổ chức (văn hóa gia đình, văn hóa sáng tạo, văn hóa thứ bậc, văn hóa thị trường) và khám phá ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đối với cả hai hình thức đổi mới sáng tạo đó là ĐMST sản phẩm và ĐMST quy trình. Theo Cameron & Quinn, (1999) không có văn hóa doanh nghiệp duy nhất trong các tổ chức, mà sự kết hợp các giá trị văn hóa của chúng với các mức độ và cường độ khác nhau sẽ tạo ra nền văn hóa nổi trổi trong mỗi tổ chức. Loại văn hóa nổi trổi này sẽ tác động đến loại hình và mức độ đổi mới sáng tạo khác nhau trong các công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các loại hình văn hóa khác nhau của các doanh nghiệp Việt Nam có mức độ tác động khác nhau tới cả hai loại hình đổi mới là đổi mới sáng tạo sản phẩm và đổi mới sáng tạo quy trình. Đồng thời nghiên cứu còn kiểm định được vai trò trung gian của chia sẻ tri thức trong mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, loại hình văn hóa sáng tạo và văn hóa thị trường có tác động tích cực với đổi mới sáng tạo, văn hóa thứ bậc với quá nhiều cấp bậc quản lý và chú trọng tính kỷ luật là rào cản cho cả hai loại hình đổi mới là đổi mới sáng tạo sản phẩm và đổi mới sáng tạo quy trình; loại hình văn hóa gia đình không có sự tác động đến cả hai loại hình đổi mới. Kết quả nghiên cứu này gợi ý cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng và thay đổi văn hóa tổ chức để hướng tới sự đổi mới sáng tạo trong tổ chức. 
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng làm rõ tác động cụ thể của các loại hình văn hóa tổ chức (văn hóa gia đình, văn hóa sáng tạo, văn hóa thứ bậc, văn hóa thị trường) đối với việc truyền đạt và thu nhận tri thức của các thành viên trong tổ chức. Chia sẻ tri thức lại tác động tích cực đến cả hai loại hình đổi mới là đổi mới sáng tạo sản phẩm và đổi mới sáng tạo quy trình. Điều này giúp cho các nhà lãnh đạo những ý tưởng về việc xây dựng một mô hình văn hóa tổ chức giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua vai trò trung gian là chia sẻ tri thức.  
-------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Topic: Impact of organizational culture and knowledge sharing on innovation in Vietnamese enterprises
Major: Business Administration (School of Business Administration)        Code: 9340101
PhD attendant:    Pham Thi Thu Thuy            ID: NCS38.054QTV
Supervisor:    1. Assoc. Prof. Dr Phan To Uyen
                      2. Dr. Tran Thi Hong Viet

Institution:         National Economics University 

New academic and theoretical contributions

Previous studies on the relationship between culture, knowledge sharing and innovation often focused on a single aspect of organizational culture or a single form of innovation (Dobni, 2008). This thesis used a multi-dimensional construct of organizational culture (clan culture, adhocracy culture, hierarchy culture, market culture) and explored the influence of organizational culture on both forms of innovation which are product innovation and process innovation. According to Cameron & Quinn (1999), not only corporate culture exists in organizations, but the combination of their cultural values at different levels and degrees would create the dominant culture in each organization. This type of dominant culture will influence different types and levels of innovation within companies. This thesis found out that different types of culture of Vietnamese businesses have different levels of impact on both types of innovation including product innovation and process innovation. Concurrently, the author also tested the mediating role of knowledge sharing in the relationship between organizational culture and innovation in Vietnamese enterprises.

New findings and recommendations of the thesis

The research results showed that adhocracy culture and market culture have a positive correlation with innovation, hierarchy culture with too many management levels and emphasis on discipline was found to be obstacles for product innovation and process innovation; Clan culture type has no impact on both types of innovation. These findings serve as recommendations for leaders in building and changing organizational culture towards innovation within their organization.
The thesis' findings also clarified the specific impact of types of organizational culture (clan culture, adhocracy culture, hierarchy culture, market culture) on communication and knowledge acquisition. among members of the enterprise. Knowledge sharing has a positive correlation with both types of innovation including product innovation and process innovation. This provides leaders with ideas in building up an organizational culture model that helps promote innovation through the mediating role of knowledge sharing.