Nghiên cứu sinh Phouthalath Xayyalath bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 29/12/2022 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phouthalath Xayyalath chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp với đề tài: Development of Commercial Agriculture in Lao PDR: A case study of Savannakhet Province.
Thứ hai, ngày 21/11/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Development of Commercial Agriculture in Laos: A case study of Savannakhet  Province
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp    Mã số: 9620115
Nghiên cứu sinh: Phouthalath Xayyalath        Mã NCS: NCS37.01B1NN
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Thị Minh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận  

Phát triển nông nghiệp hàng hóa là xu hướng tất yếu và khách quan trong nền kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả liên quan, khung nghiên cứu về phát triển nông nghiệp hàng hóa đã được đề xuất với 4 nội dung chính gồm hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh; sự phát triển của các loại hình tổ chức sản xuất; liên kết, hợp tác chuỗi cung ứng nông sản và hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Định nghĩa về phát triển nông nghiệp hàng hóa đã được đề xuất và các chỉ số chính cho quá trình này bao gồm sự gia tăng giá trị sản xuất của cây trồng / vật nuôi, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sự gia tăng số hộ nông dân và công ty canh tác theo hợp đồng, và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Bảy yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa đã được khái quát trong nghiên cứu này.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Trong mười năm qua, phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Savannakhet đã đạt được những kết quả đáng kể. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Các tiểu vùng cây trồng chuyên canh đã được thiết lập rõ ràng hơn.  Các loại cây trồng hàng hóa đều tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Đã có sự chuyển đổi rõ ràng của các hộ gia đình từ canh tác truyền thống tự cung tự cấp sang canh tác theo định hướng thị trường. Hình thức tổ chức sản xuất ngày càng được cải thiện với tỷ lệ hộ gia đình và công ty sản xuất theo hợp đồng ngày càng tăng. Số lượng công ty nông nghiệp đã tăng gấp ba lần trong giai đoạn 2011-2020. Liên kết trong các chuỗi cung ứng nông sản đã được cải thiện.
Những hạn chế chính của phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Savannakhet được chỉ ra bao gồm năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm thấp hơn so với Thái Lan và Việt Nam; nhu cầu xuất khẩu biến động; mối quan hệ thiếu chặt chẽ giữa nông dân và các đối tác khác trong chuỗi cung ứng và hiệu quả sản xuất cây trồng thấp. Những tồn tại này là do quy mô sản xuất trang trại còn nhỏ; nông dân thiếu kinh nghiệm trong quản lý trang trại và kỹ năng kỹ thuật; năng lực hạn chế của hệ thống khuyến nông địa phương; các chính sách không nhất quán; độ phì nhiêu của đất, khí hậu không ổn định và thiên tai.
Tám giải pháp được đề xuất để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh, bao gồm (1) Cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các chính sách, nhất là chính sách thu hút đầu tư; (2) Đẩy mạnh và mở rộng việc áp dụng các tiến bộ và tiêu chuẩn công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; (3) Nâng cao kỹ năng của nông dân thông qua hệ thống giáo dục và khuyến nông (4) Khuyến khích hợp tác trong chuỗi giá trị nông nghiệp, (5) Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong các diễn đàn khác nhau để cải thiện các mô hình của hệ thống nông nghiệp theo hợp đồng; (6) Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; (7) Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản địa phương; (8) Tăng cường năng lực của địa phương để phòng chống các hiểm họa thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

---------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Dissertation title: Development of Commercial Agriculture in Laos: A case study of Savannakhet  Province
Specialization: AGRICULTUREAL ECONOMICS        Code: 9620115
PhD Student: Phouthalath Xayyalath           Code: NCS37.01B1NN
Supervisor: Assoc. Prof. Dr VU THI MINH 
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

Commercial agricultural development is an inevitable and objective trend in a global economy. On the basis of overviewing related results, a research framework on development of commercial agriculture has been proposed with four main contents include formation of specialized agricultural regions; development of different types of production organizations; linkage and cooperation in agricultural supply chains and eficiency of commercial agriculture. A definition on development of commercial agriculture has been suggested and main indicators for this process consist of increase in production value of cash crops/animal, changes in agricultural production structure, increase in farm hoseholds and conpanies under contract farming, and enhancement in efficiency of agricultural production. Seven main factors influencing development of commercial agriculture have been generalized in this research. 

New findings and proposals are based on the findings of thesis research and surveys.

In the past ten years, commercial agricultural development in Savannakhet province has gained remarkable results. Crop structure has transitioned towards higher valuable crops. Specialised crop subregions have been set up more clearly. All cash crops increased in terms of area, yield and production. There was a clear transition by households from traditionally self-sufficient to market-oriented cultivation. Production organisation have been improved with increasing percentage of  households and companies under contract faming. Number of agricultual companies has increased 3 times within 2011-2020 period.  Linkage within agricultural suppy chains have been improved. 
Main limitations of commercial agricultural development in Savannakhet pointed out consist of  lower crop yields and quality of products  compared to Thailand and Vietnam; fluctuated demand for export; untight relationship between farmers and other partners in supply chains  and low efficiency of crop production. These shortcomings were due to small scale of farm production; farmers’ lack of experiences in farm management and technical skills; limited capacity of local extention systems; inconsistent policies; and low fertility of soil, climate instability and natural disasters.
Eight solutions suggested to speed up development of commercial agriculture in the province including (1) Concretize and effectively implement policies especially investment attraction policy; (2) Promote and widen application of technological advances and standards to agricultral production; (3) Improve skills of farmers through education and agricultural extention systems; (4) Encourage cooperation within agricultural value chains, (5) Promote stakeholders’ participation in various forums to improve models of contract agriculture system; (6)  Continue to improve agricultural and rural infrastructure; (7) Expand markets for local agricultural products; (8) Strengthen local capacity to prevent natural harzads and adapt to climate change.