Nghiên cứu sinh Thân Trọng Thụy bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 08/06/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Thân Trọng Thụy, chuyên ngành Kinh tế du lịch, với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách tại các điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam".
Thứ tư, ngày 08/05/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách tại các điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế du lịch
Nghiên cứu sinh: Thân Trọng Thụy
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Anh Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Thứ nhất, luận án đã tổng quan các vấn đề lý luận về tâm linh, du lịch tâm linh, những nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng và lòng trung thành của du khách với điểm đến tâm linh.
 
Thứ hai, luận án đã xác lập được một mô hình nghiên cứu đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố khác nhau tới lòng trung thành của du khách tới điểm đến du lịch tâm linh, bao gồm các nhân tố: tính quen thuộc, thông tin truyền miệng, hình ảnh điểm đến, sự hài lòng của du khách và niềm tin tâm linh. Trên cơ sở này, luận án đã góp phần làm phong phú thêm hệ thống tri thức về hoạt động du lịch tâm linh và lòng trung thành của du khách với điểm đến du lịch tâm linh.
 
Thứ ba, dựa trên các phương pháp nghiên cứu định tính, luận án đã phát triển được bộ thang đo đánh giá niềm tin tâm linh. Bên cạnh đó tác giả cũng hiệu chỉnh các thang đo khác trong mô hình cho thích hợp với hoạt động du lịch tâm linh. Các thang đo này đều được kiểm chứng là đáng tin cậy bằng dữ liệu thực nghiệm và có thể sử dụng cho các nghiên cứu trong tương lai trong lĩnh vực du lịch.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Thông qua phân tích các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập trong quá trình nghiên cứu của luận án, tác giả đưa ra các gợi ý và khuyến nghị với các điểm đến du lịch, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương nhằm thu hút và phát triển hoạt động du lịch tâm linh tại Việt Nam cụ thể bao gồm: (1) Cải thiện nâng cao tính hấp dẫn của các điểm đến du lịch tâm linh thông qua (i) bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; (ii) phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa; (iii) nâng cao ý thức cộng đồng về du lịch bền vững; (iv) tăng cường sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với doanh nghiệp, cộng đồng và du khách; (2) Cải thiện sự hài lòng của du khách với điểm đến du lịch; (3) Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với niềm tin tâm linh liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của điểm đến du lịch tâm linh và (4) Thúc đẩy các tương tác xã hội và xây dựng tính thân thuộc của điểm đến với du khách.
 
 
  Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
DISSERTATION’S CONTRIBUTIONS
 
Thesis Subject: Factors affecting visitors’ loyalty at spiritual destinations in Vietnam
Major: Tourism Economics 
Full name of Ph.D Candidate: Than Trong Thuy 
Full name of Supervisor and Co-supervisor: Assoc., Dr. Le Anh Tuan,     Assoc., Dr. Nguyen Van Manh
Training institute: National Economics University
 
Contributions of Dissertation
 
Firstly, this research provides a complete literature review on spiritual tourism and especially on key behavioral concepts such as tourists’ loyalty, revisiting decision or recommendation regarding to spiritual tourism destinations in Vietnam
 
Secondly, the thesis proposes a conceptual framework examining direct and indirect effects of various factors on visitors’ loyalty to spiritual destinations such as: (i) friendliness, (ii) words of mouth, (iii) images of a destination, (iv) satisfaction of visitors and (v) spiritual beliefs. A full understanding of the relationship between these factors making contributions to both theoretical and practical sides in the field of spiritual tourism.
 
Thirdly, the thesis suggested appropriate items to measure spiritual belief on the one hand and necessary adjustment of several scales related to proposed research model in order to well fit  to spiritual tourisms activities on the other hand. These scales are proven reliable by empirical data and they can be used for future studies in the field of tourism.
 
Findings
 
According to our data, this research provides several suggestions and recommendations to tourism destination management organization (DMO), tourism businesses and local communities to attract and develop spiritual tourism in Vietnam. These include:
 
(1)Improving attractiveness of spiritual tourism destinations by: (i) Conservation of the natural attractions; (ii) Development of cultural tourism products; (iii) Increasing public awareness on sustainable tourism development; (iv) Strengthening local government’s supports to industry, community and visitors;
 
(2)Improving satisfaction of visitors at tourism destinations;
 
(3)Developing tourism products associated with spiritual beliefs related to religious beliefs, different religions of spiritual tourism destinations; and 
(4)Promoting interactions between visitors and local communities at tourism destinations.