Nghiên cứu sinh Trần Thị Lan Phương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 02/07/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Lan Phương, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố vĩ mô tác động đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ hai, ngày 01/06/2020
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố vĩ mô tác động đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Lan Phương
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Duy Hào
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất: Nghiên cứu đã thảo luận về mối quan hệ giữa nền kinh tế và thị trường tài chính, từ đó làm nền tảng phân tích ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô (NTVM) đến cấu trúc vốn (CTV) các doanh nghiệp (DN) niêm yết dựa trên các phương thức tiếp cận quan trọng, bao gồm: (1) Tiếp cận dựa trên vai trò xác định lực đẩy của yếu tố tài chính và tăng trưởng; (2) Tiếp cận dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường và (3) Tiếp cận dựa trên tính chất đặc thù của hệ thống tài chính.
 
Thứ hai, Nghiên cứu cung cấp thêm các bằng chứng thưc nghiệm xác nhận vai trò của một số NTVM đến CTV các DN niêm yết, dựa trên KQNC của Bastos (2007) và Bopkin (2009) do có bối cảnh kinh tế tương đồng Việt Nam. Đây là các nhân tố chưa từng được đề cập trong các nghiên cứu trước đó tại Việt Nam về nội dung nghiên cứu (Võ Thị Thúy Anh, 2014; Phan Thị Quốc Hương, 2017), bao gồm: (1) Tỷ lệ thất nghiệp; (2) Môi trường thể chế thông qua chỉ tiêu PCI.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Kết quả nghiên cứu chính của luận án là: (1) Các nhân tố kinh tế vĩ mô đều có tác động đến CTV của DN niêm yết. (2)Chỉ số PCI tổng hợp có ảnh hưởng đến quy mô sử dụng nợ của DN nhưng nếu xét các PCI thành phần, CTV chỉ bị chi phối từ các yếu tố, bao gồm: Gia nhập thị trường, Tính minh bạch, Sự ổn định trong sử dụng đất đai và Đào tạo lao động. (3) Tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp có tác động đến mối quan hệ giữa khủng hoảng kinh tế và CTV của DN.
 
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các hàm ý chính sách sau: Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo các Ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai các gói giải pháp hỗ trợ các DN niêm yết trước rủi ro từ biến động vĩ mô; hệ thống các NHTM thực hiện chính sách lãi suất hợp lý trên cơ sở phù hợp quy định chung của NHNN; Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước nghiên cứu giải pháp hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của kênh huy động vốn vay nợ thông qua phát hành trái phiếu, đồng thời liên kết với các tổ chức dịch vụ tạo ra nhiều sản phẩm linh hoạt về thời hạn phát hành trái phiếu phù hợp với tiềm lực tài chính khác nhau của các DN niêm yết. Đối với các DN niêm yết, có chính sách quản trị rủi ro đồng bộ, tính toán chi tiết và dự báo nhu cầu vốn theo diễn biến thị trường tại từng thời điểm.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: Study on macroeconomic factors affecting capital structure of listed enterprises on Vietnam's stock market.
Major: Banking - Finance 
Ph.D. candidate: Tran Thi Lan Phuong
Science instructor: Assoc. Prof. Ph.D. Vu Duy Hao                                  
University: National Economics University
 
New academical contributions 
 
First: The study discussed the relationship between the economy and financial market, thereby making the basis for analyzing the effects of macroeconomic factors on capital structure of listed enterprises based on some critical approaches, including: (1) Approach based on the role of determining the thrust of finance and growth factors; (2) Approach based on supply and demand relationship in the market, and (3) Approach based on the specific characteristics of the financial system.
Second: The study provided additional empirical evidence confirming the role of some macroeconomic factors to capital structure of the listed enterprises, based on research results of Bastos (2007) and Bopkin (2009) because the economic context is quite similar to Vietnam’s. These are factors that have not been mentioned in the previous studies in Vietnam (Vo Thi Thuy Anh, 2014; Phan Thi Quoc Huong, 2017), including: (1) Unemployment rate; (2) Institutional environment through PCI indicator.
 
New findings and recommendations drawn from the thesis’s research and survey results 
 
Main research results of the thesis: (1) The macroeconomic factors have impacts on capital structure of listed enterprises. (2) The overall PCI has influences on the scale of debt use of the enterprises, but in terms of sub-index PCI, capital structure is only dominated by some elements, including: Market entry, Transparency, The stability in land use and Labor training. (3) Economic growth, inflation and unemployment rate have impacts on the relationship between the economic crisis and capital structure of enterprises.
Based on the research results, the thesis offers the following policy implications: For State management agencies : The State Bank directs commercial banks to deploy package of solutions to support listed companies to cope with risks from macroeconomic fluctuations; commercial banks implemented reasonable interest rate policies on the basis of the general regulations of the State Bank; The State Securities Commission studies solutions to promote the development of debt mobilization channel through bond issuance, and at the same time links with service organizations to create flexible products on bond issuance term in line with different financial potentials of listed enterprises. For listed enterprises, there should be a comprehensive risk management policy, detailed calculations and forecast of capital needs based on market movements from time to time.