Nghiên cứu sinh Vũ Ngọc Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h60 ngày 05/04/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Ngọc Tuấn, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam".
Thứ hai, ngày 05/04/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng    Mã số:9340201_TC
Học viên: Vũ Ngọc Tuấn
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đàm Văn Huệ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(i) Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đã được nhiều nghiên cứu (Gurbuz và Aybars, 2010; Hu và Izumida, 2008; ..) đề cập trên cơ sở của các mẫu dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên, những kết quả của những nghiên cứu khác không thể giải thích hợp lý với trưởng hợp các doanh nghiệp có vốn nhà nước tại Việt Nam do những đặc thù của một nền kinh tế mới nổi, cũng như vai trò của nhà nước là một cổ đông lớn. Nghiên cứu này đã luận giải mối quan hệ này dựa trên đặc thù của nền kinh tế cũng như các lý thuyết cạnh tranh, giả thiết tín hiệu, cấu trúc sở hữu nội sinh.
(ii) Luận án nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam. So với các nghiên cứu cùng chủ đề trước đây, Luận án đã mở rộng nghiên cứu tác động của hiệu quả hoạt động tới sự thay đổi của cấu trúc sở hữu (với điểm mới của mô hình là biến tỷ lệ thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp).

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(i) Trái ngược với nhiều kết quả nghiên cứu trước đây, kết quả về tác động phi tuyến tính (hình chữ U) của sở hữu nhà nước tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có thể cho thấy đối với các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, khi đã đảm bảo đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán, tương ứng với những điều kiện về quy mô, về tài chính, về công khai minh bạch trong hoạt động … thì với lợi thế khách quan vốn có của thành phần sở hữu nhà nước, sở hữu nhà nước ở mức độ tập trung nhất định sẽ tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động. Mặt khác, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lại có tác động cùng chiều tới mức độ giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước, minh chứng sự hấp dẫn của các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động hiệu quả đối với các nhà đầu tư. 
Hàm ý chính sách chủ yếu từ phát hiện trên là chính sách tiếp tục thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa cần tính tới yếu tố hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhất là khi các doanh nghiệp đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán, hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, cạnh tranh mới là động lực chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường cạnh tranh.
(ii) Sự xuất hiện của thành phần sở hữu nước ngoài lại có tác động tiêu cực tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khi có mối quan hệ tuyến tính âm (Khác với nhiều kết quả nghiên cứu trước đây là tác động tích cực, điều này được lý giải bởi sự phân tán của sở hữu nước ngoài do các quy định pháp lý tại Việt Nam), song sẽ đóng vai trò tích cực nếu đạt mức độ tập trung nhất định khi cũng tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính (hình chữ U). 
Hàm ý chính sách từ phát hiện trên là chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài cần điều chỉnh theo hướng nới lỏng trần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài khi Nhà nước chào bán chứng khoán ra công chúng, chú trọng lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để tăng mức độ tập trung của sở hữu nước ngoài.

---------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Ownership structure and operational efficiency of state-invested enterprises in Vietnam
Major: Finance - Banking                                      Code: 9340201_TC
PHD candidate: Vu Ngoc Tuan                            Code: NCS35.30B2TC
Instructor: Assoc. Prof. Dr. Dam Van Hue
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

(i) The relationship between ownership structure and firm performance mentioned in many previous studies (Gurbuz and Aybars, 2010; Hu and Izumida, 2008;..), based on different data samples. However, the results of other studies cannot be properly explained to the situation of state-owned enterprises in Vietnam due to the characteristics of an emerging economy, as well as the role of the state as a major shareholder. This study interpreted this relationship based on economic characteristics as well as competition theories, signal assumptions, endogenous ownership structures.
 (ii) The thesis researches the two-way relationship between the ownership structure and the performance of the state-invested enterprises in Vietnam. Compared with previous studies with the same topic, the thesis has expanded the study of the impact of operational efficiency on the change of ownership structure (with the new point of the model is the variable of state divestment rate in firms).

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

(i) Contrary to many previous research results, the results of the non-linear (U-shaped) impact of state ownership on firm performance can show that for SOEs after equitization, when the conditions for listing on the stock market have been met, corresponding to the conditions of scale, finance, transparency in operations ..., with inherent objective advantages of state ownership, state ownership at a certain degree of concentration will be proportional to operational efficiency. On the other hand, the firm performance has a positive impact on the reduction of state ownership, proving the attractiveness of state-owned enterprises that operate effectively to investors. 
The main policy implication from the above findings is that the policy of continuing to divest state capital in the enterprises after equitization should take into account the operational efficiency of the enterprises, especially when the enterprises are listed on the stock market and work effectively. In addition, competition is the main driving force to improve the efficiency of firms in competitive market conditions.
(ii) The appearance of foreign ownership has a negative impact on firm performance when there is a negative linear relationship (unlike many previous research results, there is a positive impact), which can be explained by the dispersion of foreign ownership due to legal regulations in Vietnam), but it will play a positive role if a certain degree of concentration is attained when a non-linear relationship also exists. (U-shaped).
The policy implication from the above discovery is that the policy to attract foreign investors needs to be adjusted in the direction of loosening the ownership ceiling of foreign investors when the State offers securities to the public, focusing on selection foreign strategic investors in the equitization of SOEs to increase the concentration of foreign ownership.