Nghiên cứu sinh Bùi Thị Thanh Huyền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 17/10/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Bùi Thị Thanh Huyền, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam Đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững".
Thứ hai, ngày 16/09/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam Đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Nghiên cứu sinh: Bùi Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn: GS.TS. Ngô Thắng Lợi
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất, nội hàm chuyển dịch cơ cấu ngành (CDCCN) nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững (PTBV) được luận án tiếp cận toàn diện hơn: (i) Một mặt, CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV là một yếu tố cấu thành nội hàm của phát triển nông nghiệp bền vững (NNBV); (ii) Mặt khác, CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV lại chính là yếu tố có tác động tích cực đến các trụ cột khác trong phát triển NNBV, đó là tăng trưởng nông nghiệp có hiệu quả, giải quyết tốt khía cạnh xã hội ở khu vực nông thôn, chống ô nhiễm môi trường và ứng phó được với biến đổi khí hậu (BĐKH). 
 
Thứ hai, phù hợp với cách tiếp cận trên, luận án đưa ra các yêu cầu CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV gồm: (i) CDCCN phải hướng tới có được một cơ cấu ngành nông nghiệp bền vững. (ii) Tính bền vững của cơ cấu ngành nông nghiệp phải có tác động tốt đến PTBV toàn ngành nông nghiệp. Từ đó, luận án đưa ra 4 xu hướng được coi là CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV, đó là: tăng tỷ trọng ngành sản phẩm có lợi thế địa phương, tăng tỷ trọng ngành sản phẩm sản xuất xanh, tăng tỷ trọng ngành sản phẩm ứng dụng công nghệ cao và tăng tỷ trọng sản phẩm có khả năng ứng phó được với BĐKH.
 
Thứ ba, luận án xây dựng 02 nhóm tiêu chí đánh giá CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV: (i) Thứ nhất, nhóm tiêu chí đánh giá tính bền vững của quá trình CDCCN nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh các chỉ tiêu phản ánh việc bảo đảm 4 yêu cầu (đã đưa ra ở điểm mới thứ hai). (ii) Thứ hai, nhóm tiêu chí đánh giá tác động của CDCCN nông nghiệp đến các khía cạnh khác của phát triển NNBV, luận án đề xuất sử dụng chỉ số tổng hợp phát triển nông nghiệp bền vững (SAI) để xem xét tác động của CDCCN nông nghiệp đến phát triển NNBV. 
 
Những đóng góp và đề xuất mới về thực tiễn 
 
Thứ tư, luận án đã chỉ ra được những hạn chế của quá trình CDCCN nông nghiệp theo góc nhìn PTBV nông nghiệp. Khác với những nghiên cứu trước chỉ đề cập đến tác động của CDCCN nông nghiệp tới năng suất lao động (NSLĐ) nói chung, luận án đã chỉ rõ sự CDCCN nông nghiệp ở các tỉnh trong vùng nghiên cứu chỉ dẫn đến tăng NSLĐ chủ yếu do hiệu ứng của tác động “tĩnh’: từ các ngành có NSLĐ thấp sang ngành có NSLĐ cao chứ không phải từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao 
 
Thứ năm, liên kết yếu trong sản xuất nông nghiệp được nhiều nghiên cứu khẳng định là nguyên nhân dẫn đến tốc độ chuyển dịch chậm và thiếu định hướng trong CDCCN theo hướng PTBV, nhưng thường cho rằng việc thiết lập và tăng cường những liên kết này thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Trái lại, luận án chỉ ra rằng liên kết yếu là do người sản xuất chưa chủ động đặt sản xuất nông nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm và thông tin của thị trường và việc tăng cường liên kết này trước hết thuộc trách nhiệm của người sản xuất và đầu mối tiêu thụ, còn Nhà nước chỉ đóng vai trò xúc tác và khắc phục những thất bại thị trường trong quá trình tổ chức liên kết mà thôi.
 
Thứ sáu, luận án đề xuất 5 quan điểm, 4 định hướng CDCCN nông nghiệp theo hướng PTBV trong thời gian tới. Đồng thời, luận án đã đề xuất được các giải pháp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch theo hướng PTBV. Trong các giải pháp đó thì có giải pháp đột phá để thúc đẩy CDCCN nông nghiệp tại các tỉnh ven biển Nam ĐBSH theo hướng PTBV là: Tổ chức lại mô hình SXNN theo hướng hiện đại với nòng cốt là hình thành các HTX, nhưng phải có sự đổi mới hoàn toàn về quan niệm và mô hình tổ chức HTX dựa trên nguyên tắc tự nguyện, chia sẻ lợi ích công bằng, với tư duy vận hành như một doanh  nghiệp.  
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------

CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
 
Research title: Agricultural Transformation in Southern Red River Delta’s Coastal Provinces towards Sustainable Development
Specialization: Development
Educational institution: National Economics University
 
Contributions of the dissertation to knowledge 
 
To begin with, this dissertation has applied a more comprehensive approach to the nature of agricultural transformation towards sustainable development. It is fully reflected in following ways: (i) on the one hand, agricultural transformation towards sustainable development is one of the key points of sustainable agriculture development; (ii) on the other hand, agricultural transformation towards sustainable development has, in turn, positive impacts on other pillars of sustainable agriculture development such as effective agricultural growth, better coping with social issues in rural areas, environmental pollution prevention and better adaptation to climate change. 
 
Secondly, in line with the above approach, this dissertation has given some conditions for agricultural transformation towards sustainable development including: agricultural transformation needs to ensure a sustainable structure of agriculture; (ii) sustainability of agricultural structure must have positive impacts on sustainable development of the whole agricultural sector. Thus, four possible ways to ensure agricultural transformation towards sustainable development are comprised of higher proportion of advantageous sub-sectors; higher level of the contribution of green product sub-sectors; higher contribution of high-tech agricultural sector; and better climate-change-adapting sub-sectors.
 
Further, this dissertation has set up 2 groups of criteria that enable the assessment of agricultural transformation towards sustainable development: (i) first, the criteria for assessing sustainability of agricultural transformation that emphasize 4 conditions addressed above. The criteria for impact assessment of agricultural transformation on other aspects of sustainable agricultural development. This dissertation suggests the use of SAI (sustainable agricultural index) for assessment of agricultural transformation on other aspects of sustainable agricultural development
 
Contributions of the dissertation to practice
 
First of all, the dissertation has shed light on a number of weaknesses of agricultural transformation based on the principles of sustainable agricultural development. A new contribution is that the dissertation successfully addressed agricultural transformation in three selected provinces only helps boost labor productivity by ‘static’ impact, from the low-productivity sectors to the high-productivity one, not the shift from the sectors with low increase in low productivity to the ones with high enlargement of labor productivity. 
 
Moreover, previous literature confirmed that weak linkage in agricultural production is a root cause for slow transformation and off-track direction in agricultural transformation towards sustainable development. Further, these researchers attributed this failure to the State responsibility. This dissertation, however, reveals that the weak linkage is because agricultural producers are not fully active in putting agricultural production into value chain and market information. So, improvement of this linkage, first and foremost, belongs to the responsibility of producers and traders. Whilst, the State only plays the roles as a catalyst and copes with the market failures in organizing the linkages. 
 
Finally, the last contribution of the dissertation is through proposing 5 groups of policy implications and 4 directions of agricultural transformation towards sustainable development. Also, a number of important solutions have been proposed to boost agricultural transformation towards sustainable development. Of which, creation of breakthroughs in agricultural transformation towards sustainable development is through: re-organizing the model of agricultural production towards modernization with the core of cooperatives. However, that requires that the viewpoint and modelling of cooperatives need to be transformed in line with willingness, equal benefit sharing and operation in the style of enterprises.