Nghiên cứu sinh Hồ Đắc Nghĩa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 09/01/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hồ Đắc Nghĩa, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam".
Thứ ba, ngày 09/12/2014
  
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 
Chuyên ngành: Toán Kinh tế                  
Mã số: 62.31.01.01
Nghiên cứu sinh: Hồ Đắc Nghĩa
Người hướng dẫn:  PGS.TS Ngô Văn Thứ  
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
1. Luận án đã sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy (VAR) để đo lường và phân tích thực nghiệm quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2012. Điểm mới của luận án thể hiện ở việc lựa chọn các biến đại diện trong mô hình: GDP, FDI, KAP (vốn trong nước), OPEN (độ mở nền kinh tế), EM (lao động), HK (số lượng học sinh tốt nghiệp THPT), LIB (khủng hoảng tài chính). Việc sử dụng một bộ chỉ tiêu này, nghiên cứu đã phân tích cụ thể tác động chung và riêng giữa các chỉ tiêu trong một hệ thống - vấn đề các nghiên cứu trước đây chưa từng đề cập.
 
2. Luận án đã sử dụng mô hình đánh giá ảnh hưởng của FDI đến các doanh nghiệp trong nước bằng cách tiếp cận phương pháp bán tham số của Levinsohn-Petrin với số liệu của ngành chế tác từ bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2000-2011 với tổng số quan sát trong 12 năm là 45.720 quan sát (bao gồm 3.810 doanh nghiệp hoạt động trong mỗi năm). Với tiếp cận vi mô, mô hình này cho biết vai trò của các doanh nghiệp, ngành kinh tế trong việc sử dụng hiệu quả FDI.
 
3. Để đánh giá tốt hơn tác động của FDI đến sản lượng đầu ra của doanh nghiệp trong nước, bên cạnh cách tiếp cận phương pháp bán tham số của Levinsohn-Petrin, luận án sử dụng mô hình hồi quy số liệu mảng trên cùng bộ số liệu. Với hồi quy GMM trên số liệu mảng, luận án đã khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan của mô hình.
 
Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
1. Kết quả nghiên cứu khẳng định quan hệ tương tác hai chiều theo hướng tích cực của FDI và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Nhịp tăng vốn FDI sẽ ảnh hưởng đến nhịp tăng các chỉ tiêu kinh tế-xã hội ngay ở thời kỳ thứ nhất ngoại trừ nhịp tăng GDP. Quá trình tăng FDI có tính quán tính với chính nó rất rõ ràng và có thể duy trì quán tính trong 2 năm, sau đó có thể tốc độ tăng giảm dần ở các năm tiếp theo. Một hệ thống chính sách thu hút và sử dụng FDI tốt sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng, tích luỹ vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
 
2. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hiện diện của đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng sản lượng của tất cả các doanh nghiệp trong ngành chế tác trong đó có các doanh nghiệp nội địa trong khi sở hữu Nhà nước không tác động tích cực đến tăng trưởng sản lượng của ngành. Vì vậy, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp nội địa, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các thành phần kinh tế và tác động tích cực đến sản lượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
 
3. Sự hiện diện của vốn đầu tư nước ngoài đã trực tiếp và gián tiếp làm tăng hiệu quả sản lượng của các doanh nghiệp và sự tồn tại của các doanh nghiệp FDI đã có tác động tích cực đến sản xuất và tăng hiệu quả của toàn ngành.
 
4. Từ kết quả nghiên cứu, luận án cho rằng để góp phần tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Chính phủ cần phải có chính sách thu hút nguồn vốn FDI theo hướng: đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kích thích tiết kiệm và đầu tư; đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện ưu đãi đối với FDI trong ngành chế tác; thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ cho khu vực đầu tư nước ngoài; tạo môi trường thu hút FDI; phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn ngang tầm với các nước trong khu vực; tạo môi trường hấp dẫn thu hút FDI để phát triển kinh tế các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------------
  
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 
 
Thesis name: Analytical models on the relation between Foreign Direct Investment and economic growth in Vietnam 
Specialty: Economic Mathematics                  
Code: 62.31.01.01
Research Student: Ho Dac Nghia
Scientific Instructor:    Assoc.Prof.Dr Ngo Van Thu  
 
New academic and theoretical contributions
 
1. The thesis applies the vector autoregression (VAR) model for measurement and empirical analysis of the relation between Foreign Direct Investment (FDI) and economic growth in Vietnam during the period 1990-2012. The thesis’s new point lies in the selection of variables in the model: GDP, FDI, KAP (domestic capital), OPEN (openness of the economy), EM (employment), HK (high school graduates), LIB (financial crisis). By using these sets of criteria, the thesis provides a detailed analysis of the general and particular impacts among criteria in the system – which has not been done before in previous studies.
 
2. The thesis applies the semiparametric method of  Levinsohn-Petrin for the evaluation model of FDI impacts on local enterprises with data the enterprise survey data of the General Statistics Office during the 2000-2011 period which has 45.720 cases of observation over 12 years with 3.810 enterprises in operation each year. With a microscopic approach, the model shows the role of enterprises and economic sectors in effective use of FDI.
 
3. For better evaluation of FDI impacts on outputs of local enterprises, in addition to the semiparametric method of  Levinsohn-Petrin, the thesis also applies the panel data regression model with the same data. By applying the General Method of Moments with  panel data, the thesis overcomes the cases of error variance and autocorrelation of the model.
 
Conclusion and recommendations from the research results 
 
1. Research results confirm the positive two-way interaction between FDI and economic growth indicators. FDI increase rate will influence the increase rate of socio-economic indicators, except for GDP, in the first year. The process of FDI increase displays an inertia characteristics in itself and can maintain inertial momentum for 2 years year ; the growth rate may decrease gradually over the following years. A set of effective policies for FDI attraction will have positive impacts on growth, capital accumulation, improvement of labor force quality and integration into the global economy.
 
2. According to research results, the presence of FDI has positive impacts on productivity growth of all enterprises in the manufacturing sector, including local enterprises while state ownership does not. The equitization of state-owned enterprises in Vietnam, therefore, improves the efficiency in using resources of local enterprises, creates a fairer competitive environment among economic sectors, and has positive impacts on the productivity of FDI enterprises. 
 
3. The presence of FDI has directly and indirectly enhanced the production efficiency of enterprises and the existence of FDI enterprises has positively affected production and increased efficiency of the whole sector.
 
4. From research results, it is suggested that the government issues FDI attraction policies in the following directions : investing in education and training, improving the quality of human resource; stimulating savings and investment ; stepping up the global integration process ; implementing FDI incentives in the manufacturing sector ; creating an attractive environment for FDI; developing the money and capital markets on par with countries in the region and creating an attractive FDI environment for economic development of provinces  in the Central Highlands.