Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Thanh Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 16/07/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Thị Thanh Hà, chuyên ngành Kinh tế học (Thống kê kinh tế), với đề tài "Xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 15/06/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học (Thống kê kinh tế)
Nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Thanh Hà
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Bích; PGS.TS. Trần Quang Tiến
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
-  Điều chỉnh và đánh giá thang đo niềm tin người tiêu dùng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Thang đo niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam được xây dựng dựa trên thang đo của Ủy ban châu Âu đang được nhiều quốc gia sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam bao gồm 5 nhân tố: thu nhập, kinh tế, tìm việc, giá cả và mua sắm. So với 6 nhân tố ban đầu theo thang đo niềm tin người tiêu dùng của Ủy ban châu Âu, nhân tố tiết kiệm không phù hợp; 
 
- Đề xuất cách chọn mẫu cho điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam nhằm tính toán được chỉ số niềm tin người tiêu dùng đại diện cho toàn quốc. Đồng thời, Luận án cũng xây dựng quy trình tính quyền số mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng nhằm đảm bảo tính đại diện tốt hơn của mẫu được chọn.
 
- Xác định phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam. Đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung của toàn quốc cũng như theo vùng, khu vực  thông qua so sánh chỉ số niềm tin người tiêu dùng với số liệu của các chỉ tiêu kinh tế-xã hội như tăng trưởng GDP, CPI, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước cũng như của các vùng và khu vực nhằm chứng minh chỉ số niềm tin người tiêu dùng mà Luận án tính thử nghiệm phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế. Kết quả đánh giá đã cho thấy có sự phù hợp cao giữa chỉ số niềm tin người tiêu dùng mà Luận án tính với số liệu của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nói trên. Điều này cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng Luận án đề xuất có độ tin cậy và có thể áp dụng vào dự báo ngắn hạn GDP và CPI.  
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
-Đề xuất tăng cỡ mẫu để có thể gia quyền thêm cho nhóm độ tuổi, nghề nghiệp, … của người trả lời; Nghiên cứu áp dụng phương pháp điều tra CAPI, sử dụng Big data trong thu thập thông tin. 
 
-Bổ sung điều tra niềm tin người tiêu dùng vào chương trình điều tra thống kê quốc gia; Phân công một đơn vị chủ trì thực hiện cuộc điều tra này hàng tháng, tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các đối tượng dùng tin.
 
-Kiểm định mối quan hệ tương quan giữa chỉ số niềm tin người tiêu dùng với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhằm xác định được chu kỳ kinh doanh cũng như điểm ngoặt của nền kinh tế.
 
-Nghiên cứu cách sử dụng kết hợp chỉ số niềm tin kinh doanh và chỉ số niềm tin người tiêu dùng để áp dụng vào dự báo ngắn hạn; nghiên cứu sử dụng cách thức phân tích dữ liệu điều tra niềm tin người tiêu dùng theo các đặc điểm nhân khẩu học hoặc đặc điểm kinh tế nhằm phân tích sâu tác động của các nhóm đặc điểm này đến sức khỏe của nền kinh tế.
 
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 
 
Thesis theme: Development of a Consumer Confidence Index in Vietnam 
Major: Economic statistics
PhD candidate: Hoang Thi Thanh Ha
Supervisor 1: Assoc. Prof. Dr. Tran Thi Bích
Supervisor 2: Dr. Tran Quang Tien 
Institution: National Economics University 
 
Contributions of the thesis from academic and theoretical perspectives 
 
- To adjust and validate measurement of consumer confidence suitable to the Vietnamese context. The scale for measuring consumer confidence in Vietnam was developed based on the European Commission’s, which is being used by many countries. The study results showed that scale of consumer confidence in Vietnam consisted of 5 factors, including: Individual income, Overall economy, Employment, Prices, and Purchase. Compared to the initial 6 factors of the European Commission’s scale, factor "Savings" was inappropriate in the Vietnamese context;
 
- To propose sample selection for the consumer confidence survey in Vietnam to compute a nationally representative Consumer Confidence Index (CCI). In addition, the thesis develops a procedure for calculating sample weight for the consumer confidence survey to ensure the better representation of the selected sample;
 
- To identify the calculation method of the CCI for Vietnam by validating the national, regional and urban/rural CCIs via comparing the calculated CCIs with socio-economic indicators at the same levels to prove that the proposed index reflects approximately the economic picture of the country as well as regions and urban/rural areas of Vietnam. The analysis shows that there is a high relevance between the calculated CCI with data of the above socio-economic indicators. This ensures the validity of using the proposed CCI to adjust short-term GDP and CPI forecasts.
New findings, proposals from the research and survey of the thesis 
 
-To increase the sample size to be able to conduct sample weight for respondents age group, and occupation, etc; study and apply CAPI and Big data in data collection; To add consumer confidence survey to the national statistical survey program; To assign a unit responsible for the consumer confidence survey to calculate the monthly CCI to publicly release to data users; 
 
-To test the correlation between CCI and related socio-economic indicators to determine the business cycle as well as the turning point of the economy; 
 
-To study how to use business confidence index and CCI for short-term forecasts; To further analyze data collected from the consumer confidence survey by demographic or economic characteristics to see the impact of these characteristics on the health of the economy.