Nghiên cứu sinh Lê Huỳnh Mai bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 15/11/2018 tại P505 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Huỳnh Mai, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới"
Thứ hai, ngày 15/10/2018
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Nghiên cứu sinh: Lê Huỳnh Mai
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: 
 
Thứ nhất, luận án tiếp cận chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông thôn (NT) theo góc độ là một danh từ để xây dựng nội hàm về chuyển dịch CCKT (nội dung, xu hướng, tiêu chí đánh giá) còn cách tiếp cận theo góc độ một động từ được xem xét như những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch CCKT NT
 
Thứ hai, luận án xem xét mối quan hệ giữa chuyển dịch CCKT NT và xây dựng nông thôn mới (XD NTM) trên cơ sở coi chuyển dịch CCKT NT vừa là nội hàm, vừa là điều kiện để XD NTM trong khi các nghiên cứu trước chỉ xem xét một trong hai chiều của mối quan hệ trên.
 
Thứ ba, luận án xây dựng khung lý thuyết về chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM đặc thù cho Thủ đô Hà Nội. Với đặc thù Thủ đô, yêu cầu của chuyển dịch CCKT cần tập trung dịch chuyển theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển dịch theo hướng sản xuất xanh, sạch. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCKT NT về kết quả cần tập trung vào xem xét sự thay đổi về quy mô, tỷ trọng của từng ngành trong CCKT chung và trong nội bộ ngành, tốc độ chuyển dịch CCKT. Đặc biệt, tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCKT nông thôn về hiệu quả cần tập trung vào ba nhóm chỉ tiêu sau: (1) nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch CCKT theo hướng góp phần tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng giảm dần sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang hình thức sản xuất hàng hóa quy mô lớn; (2) nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch CCKT góp phần đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào các hoạt động sản xuất khu vực NT và (3) nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch CCKT góp phần nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) và năng suất đất đai khu vực nông nghiệp NT.
 
Những đóng góp về mặt thực tiễn
 
Thứ nhất, luận án đã phát hiện ra những bất cập trong chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM ở Hà Nội: (i) CCKT NT dịch chuyển chậm: tỷ trọng ngành nông nghiệp còn tương đối cao, tỷ trọng ngành dịch vụ tuy có tăng nhưng chậm và chưa tận dụng tốt các lợi thế của địa phương; (ii) Trong nội bộ các ngành, CCKT dịch chuyển cũng chưa rõ nét theo các định hướng của Thành phố trong XD NTM; (iii) Xu hướng phát triển kinh tế theo hướng tập trung quy mô lớn chưa đạt yêu cầu về tốc độ dịch chuyển để hình thành nên các vùng sản xuất tập trung thực sự mang tính chất sản xuất hàng hóa mũi nhọn; (iv) Quá trình dịch chuyển CCKT chưa đủ sức tạo nên sự thay đổi cơ bản về chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến môi trường sống; (v) Năng suất đất đai, NSLĐ và thu nhập bình quân đầu người (TNBQĐN) khu vực NT Hà Nội chưa tương xứng với tiềm lực hiện có, còn có sự chênh lệch khá lớn giữa TBNQĐN khu vực NT với TNBQĐN chung của Hà Nội và khu vực thành thị.
 
Thứ hai, luận án cũng đã xác định được 8 nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này, trong đó ngoài những nguyên nhân đã được đề cập đến trong nhiều các nghiên cứu thì hai nguyên nhân quan trọng có tính đặc thù ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT NT Thủ đô theo hướng hiện đại, bền vững là: (1) các cơ chế chính sách còn bất cập và chưa đồng bộ: đặc biệt là chính sách đất đai, chính sách tín dụng còn cản trở sản xuất, thiếu các chính sách về bảo hiểm rủi ro sản xuất và thúc đẩy KHCN; (2) các chính sách, biện pháp huy động sự tham gia của các chủ thể kinh tế còn hạn chế nhất là các hợp tác xã và các doanh nghiệp.
 
Thứ ba, luận án đề xuất 7 nhóm giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKT NT trong XD NTM. Bên cạnh các giải pháp đã được nhiều các nhà nghiên cứu đề cập, giải pháp (i) Đổi mới mạnh mẽ hơn, triệt để hơn các chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố đối với nông nghiệp - nông dân và NT trong XD NTM (tập trung vào chính sách đất đai, chính sách tín dụng, bảo hiểm rủi ro sản xuất…) và giải pháp (ii) Cần có sự quan tâm thỏa đáng đối với việc nghiên cứu, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong khu vực NT, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động thương mại là 2 giải pháp chưa được các nghiên cứu trước đề cập cụ thể, đồng thời khắc phục hai nguyên nhân quan trọng có tính đặc thù ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT NT Thủ đô theo hướng hiện đại, bền vững.
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Topic: Rural economic structure transfer in new rural development in Hanoi
Major: Economic development 
Researcher: Le Huynh Mai
Supervisor: Associate.Professor, Dr. Nguyen Ngoc Son
Institution: National Economics University
 
New academic and reasoning contributions:
 
Firstly, the thesis approaches rural economic structure transfer from the perspective of a noun for developing implications in terms of economic restructuring. The approach from the perspective of a verb is considered as factors affecting the rural economic structure transfer.
 
Secondly, the thesis examines the relationship between rural economic structure transfer and new rural development on the basis of considering the rural economic restructure as both an implication and a condition for the new rural development.
 
Thirdly, the thesis has explained the requirements of rural economic structure transfer in new rural development associating with the specific condition of a Capital.
 
Fourthly, the thesis develops a theoretical framework for rural economic restructuring in Hanois new rural development on the basis of considering Hanoi as a capital city with many different requirements and characteristics from other rural areas throughout the country: the trend of rural economic restructuring placed in the requirements of a capital; criteria development to assess rural economic restructuring in both results and effectiveness; the factors influencing rural economic structure transfer through the inter-sectoral and intra-industry correlations with the advantages of the new rural development program and the characteristics of a capital.
 
Practical contributions
 
Firstly, the thesis has found the inadequacies of rural economic restructuring in new rural development: (i) rural economic structure has shifted positively but the ratio of agriculture is still a bit high, while the ratio of the service sector has increased but slowly increased and has not utilised effectively the local advantages. (ii) Within sectors, the shift of economic structure is unclear according to the orientation of the city on the rural economic structure transfer in new rural development; (iii) The trends of economic development to large-scale production, though established, have not yet reached the required pace of movement to form truly productive and focused key commodity production regions; (iv) The process of economic structure transfer has been driven by the increase of scientific and technological elements in line with the process of industrialization and modernization but still not sufficient to make fundamental changes in product quality and impact on the living environment; (v) Land productivity, labor productivity and average personal income per capita in rural areas in Hanoi, despite significant improvements but not commensurate with existing potentials, there is still a big gap between the average personal income per capita in rural areas and the figure of Hanoi in average or urban areas.
 
Secondly, the thesis has identified eight reasons for these limitations: inadequate and incomplete mechanisms and policies: especially the policies on land and credit that limit production. , lack of policies on production risk insurance and promotion of science and technology; the plans are still passive, lack of concrete and lack of feasibility; the policies and measures to enhance the participation of economic entities are limited, especially the cooperatives and enterprise; the market for commodities in rural areas is limited; the research, development and application of new science and technology into production is limited; rural infrastructure is not synchronous and does not meet the demand for economic development; human resource quality is limited and unevenly distributed; financial capital mobilization for new rural development is still low and still relies mainly on state budget.
 
Thirdly, the thesis proposes seven groups of recommendations to promote rural economic structure transfer in new rural development including: (i) Stronger and more radical reform the policies of the State and the Party and the City regarding agriculture, farmers and rural areas in new rural development; (ii) Paying enough interest in researching and reforming production and business models in rural areas, especially in agricultural production and trade; (iii) Paying attention to improving the capabilities of officials and increasing civil participation; (iv) Promoting investment in product and market research and development; (v) Strengthening investment in rural infrastructure construction and improvement; (vi) Focusing on investment in developing rural human resources to meet the demand of economic restructuring; (vii) Strengthen the mobilization of financial capital investment for rural economy structuring in new rural development.