Nghiên cứu sinh Lê Thị Hồng Tâm bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 14/03/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Hồng Tâm, chuyên ngành Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích), với đề tài "Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam".
Thứ hai, ngày 10/01/2022


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Hồng Tâm
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang, 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
(1) Dựa trên quan điểm của Nguyễn Văn Công (2010); Nguyễn Năng Phúc (chủ biên) (2011) và điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng (DNXD) tại Việt Nam như sản phẩm đơn chiếc, thời gian hoàn thành kéo dài do đặc thù của sản phẩm có giá trị lớn, quá trình thi công được chia thành nhiều điểm dừng kỹ thuật…, luận án đóng góp thêm quan điểm về cấu trúc tài chính (CTTC) đó là sự kết hợp giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn trong doanh nghiệp bởi CTTC trước hết là cấu trúc nguồn vốn tuy nhiên sau khi huy động được vốn việc phân bổ, sử dụng chúng như thế nào đã được thể hiện thông qua cấu trúc tài sản.
 
(2) Bên cạnh những kết quả đạt được từ các phương pháp OLS, FEM, REM hay GMM, luận án còn sử dụng thêm phương pháp hồi quy phân vị là phương pháp ước lượng giá trị của biến phụ thuộc tại từng phân vị τ của biến phụ thuộc (với τ thuộc khoảng (0,1)) để phân tích ảnh hưởng của CTTC đến HQKD của các DNXD trên các phân vị khác nhau từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Kết quả nghiên cứu chính của luận án là: (1) Trong các DNXD, nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn. Đối với cấu trúc tài sản, tỷ trọng hàng tồn kho cao nhất, tiếp theo là tỷ trọng các khoản phải thu và cuối cùng là tỷ trọng tài sản cố định. (2) Chỉ tiêu cấu trúc nguồn vốn tác động cùng chiều đến HQKD. Tỷ trọng tài sản cố định càng cao thì HQKD càng tốt, trong khi đó cơ cấu phải thu và hàng tồn kho lại có tác động ngược chiều tới HQKD.
(3) Các nhân tố khác như quy mô doanh nghiệp, tuổi của doanh nghiệp cũng tác động cùng chiều tới HQKD. (4) Ở các mức phân vị càng thấp, tác động của cấu trúc tài chính tới HQKD tốt hơn ở mức phân vị càng cao.
 
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các hàm ý chính sách sau: (1) Đối với các cơ quan Nhà nước: Cần tiếp tục cải thiện quy trình cho vay, thủ tục vay vốn để DNXD tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn; Minh bạch trong công tác công bố thông tin các dự án xây dựng; Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nghiệm thu, thanh toán nhanh. (2) Đối với các DNXD: Điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn theo hướng tăng hệ số nợ; Thiết lập cấu trúc tài sản hợp lý để tăng hiệu quả sử dụng tài sản bằng cách: Tích cực thu hồi công nợ, hạn chế giá trị hàng tồn kho, đầu tư tài sản cố định phù hợp tương thích với doanh thu hiện tại và dự kiến trong tương lai.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis Topic: Analyzing the Impact of Financial Structure on Business Efficiency of Construction Enterprises in Vietnam
Major: Accounting, Auditing and Analysis             
Postgraduate student: Le Thi Hong Tam                          
Instructor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Ngoc Quang
University: National Economics University
 
New academic and theoretical contributions 
 
(1) Based on the viewpoints of Nguyen Van Cong (2010); Nguyen Nang Phuc (chief editor) (2011) and adjusted to suit the characteristics of construction enterprises in Vietnam such as single products, the completion time is long due to the characteristics of products with big values, the construction process is divided into many technical stops..., the thesis contributes to the view of financial structure that is the combination of asset structure and capital structure in enterprises because financial structure is initially the capital structure, however, after raising capital, how it is allocated and used is expressed through the asset structure. 
 
(2 ) In addition to the results obtained from the OLS, FEM, REM or GMM methods, the thesis also uses quantile regression method which is to estimate the value of the dependent variable at each quantile τ of the dependent variable (with τ in the range (0,1)) in order to analyze the influence of financial structure  to business efficiency of construction enterprises at different quantiles, thereby offering appropriate solutions.
 
New findings and recommendations drawn from the research and survey results of the thesis
 
The main research result of the thesis is: (1) In construction enterprises, liabilities account for most of the total capital. For asset structure, the proportion of inventory is highest, followed by the proportion of accounts receivable and finally the proportion of fixed assets. (2) The capital structure has a positive relationship with business efficiency. The higher the proportion of fixed assets is, the better business efficiency is, while the proportion of accounts receivable and inventories have negative relationships with business efficiency. (3) Other factors such as firm size and firm age also have positive relationships with business efficiency. (4) At lower quantiles, the impact of the financial structure to business efficiency is better than at higher quantiles.
 
Based on the research results, the thesis points out some policy implications as follows: (1) For the State agencies: Continue improving the lending process and loan procedures in order for construction enterprises to access loans more easily; Make sure the transparency in information disclosure of construction projects; Create favorable conditions for construction enterprises to take over and pay quickly. (2) For construction enterprises: Adjust capital structure in the direction of increasing the debt ratio; Establish the asset structure appropriately to increase the efficient use of assets by: actively recovering debts, limiting the value of inventories, investing in fixed assets compatibly with current and expected future revenues.