Nghiên cứu sinh Nguyễn Đăng Hưng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 03/02/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Đăng Hưng, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 03/01/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam. 
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế      Mã số: 62.34.01.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đăng Hưng
Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Văn Bưu

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam. (1) Phân tích trên 3 góc độ bao gồm: Góc độ vị trí pháp lý, góc độ chức năng, góc độ nhiệm vụ để thấy được sự cần thiết phải quy định vai trò của KTNN trong quản lý nợ công. Qua đó tập trung đi sâu phân tích dưới góc độ nhiệm vụ của KTNN trong quản lý nợ công để thấy được 3 vai trò chính của KTNN trong quản lý nợ công đó là vai trò tổ chức thực hiện kiểm toán quản lý nợ công, đánh giá, kiến nghị quản lý nợ công và công khai thông tin quản lý nợ công. (2) Phân tích các tiêu chí đánh giá vai trò của KTNN như kết quả xử lý sai phạm trong quản lý nợ công, sai phạm phát hiện trong quản lý nợ công, kiến nghị chấn chỉnh quản lý nợ công để từ đó, làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện vai trò của KTNN trong quản lý nợ công từ trước tới nay. (3) Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến Vai trò của KTNN trong quản lý nợ công bao gồm: các yếu tố nội tại của KTNN (chất lượng hoạt động kiểm toán, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất) và các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài (môi trường pháp luật, môi trường kinh tế và môi trường xã hội).

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện vai trò của KTNN trong 3 cuộc kiểm toán về quản lý nợ công mà KTNN Việt Nam đã thực hiện, theo 3 chỉ tiêu là: kết quả xử lý sai phạm trong quản lý nợ công, sai phạm phát hiện trong quản lý nợ công và kiến nghị chấn chỉnh quản lý nợ công, Luận án đã rút ra những vấn đề tồn tại, chỉ ra những nguyên nhân cụ thể như (1) Luật Quản lý nợ công và các quy định liên quan chưa quy định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan KTNN trong quản lý nợ công; (2) xuất phát từ những yếu kém nội tại của KTNN, chưa có bộ phận kiểm toán quản lý nợ công riêng biệt, quy trình, chuẩn mực kiểm toán quản lý nợ công cũng chưa được xây dựng; (3) chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý nợ công còn thiếu hiệu quả, chồng chéo, trùng lặp với nhau, cơ chế cung cấp thông tin cho KTNN chưa chính xác, đầy đủ và kịp thời. 

Từ đó, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm xác lập và nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công, như: (1) Nâng cao vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công với việc bổ sung một số điều cụ thể quy định về vị trí pháp lý, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan KTNN trong quản lý nợ công vào Luật KTNN và các văn bản pháp luật khác có liên quan; (2) nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả của KTNN, nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm toán quản lý nợ công; (3) Hoàn thiện bộ máy, thành lập Vụ 2A của KTNN thực hiện kiểm toán quản lý nợ công; tuyển dụng và đào tạo nhân lực theo hướng tiếp thu và thực hiện các chuẩn mực quốc tế trong kiểm toán quản lý nợ công; (4) tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế với các tổ chức như INTOSAI, ASOSAI và KTNN có nền tảng và trình độ kiểm toán quản lý nợ công tốt như Mỹ, CHLB Đức, Anh, Hàn Quốc… dần dần quốc tế hóa những chuẩn mực, quy trình kiểm toán nợ công Bên cạnh đó, Luận án cũng đề xuất một đề cương hướng dẫn kiểm toán quản lý nợ công một cách độc lập và toàn diện.

Nội dung của luận án xem tại đây.

-----------

The new contribution of PhD thesis 
Thesis topic: The role of State Audit in public debt management in Vietnam
Major: Economics management

New contribution regarding the academic and theoretical aspects

The thesis clarified the rationale of the role of state audit in public debt management in Vietnam. (1) Analysis of 3 angles including: legal position angle, function angle, duty angle to see the need of defining the roles of the State Audit in public debt management. Thereby focusing on in-depth analysis of the perspective of the state audit tasks in the management of public debt to see the 3 main roles in the management of state audit of public debt, that is the role of implementing public debt management audits, review and recommendation of public debt management and publishing debt management information. (2) Analyzing criteria for evaluating the role of the State Audit such as handling violations in public debt management result, irregularities detected in the management of public debt and proposing corrective public debt management so that, as a basis for evaluating results of the implementation of the State Audit role in public debt management so far. (3) To clarify the factors affecting the role of the State Audit of public debt management include: the intrinsic elements of the State Audit (the quality of audit activities, human resources, infrastructure) and weak influences from outside (environmental law, environmental economics and social environment).

The new proposal from research results

Based on the evaluation results of the role of State Audit in 3 audits on the management of public debt that the State Audit of Vietnam has made, according to 3 criteria which are: results of handling errors in the management of public debt, violations detected in the management of public debt and proposal of corrective public debt management, the thesis showed the existing problems, indicated specific reasons such as (1) Public Debt Management Law and regulations does not clearly define the roles and responsibilities of State Audit agency in public debt management; (2) derived from the internal weaknesses of the State Audit, there is no separated audit unit on public debt management, processes and audit standards for public debt management has not been developed; (3) functions, tasks and mechanisms of coordination between the public debt management agencies was inefficient, overlapping each other, mechanisms of providing information to the State Audit is inaccurate, incomplete and not timely.

Since then, the thesis proposes a number of measures aimed at creating and enhancing the role of the State Audit of public debt management, such as: (1) Improving the legal position of the SAV in public debt management with the addition of some specific points on the legal position, duties and powers of the State Audit agency in public debt management in the State Audit Law and other relevant legal documents; (2) improving capacity, effectiveness and efficiency of the State Audit, study and build the auditing process of public debt management; (3) Completion of the system and the establishment of the State Audit Department 2A conducting audit of public debt management; recruiting and training following international standards in auditing of public debt management; (4) develop integration and international cooperation with organizations such as INTOSAI, ASOSAI and State Audit Agencies those have good backgrounds and qualifications of audit of public debt management such as the US, Germany, Britain, South Korea, ... gradually internationalize standards and process of audit of public debt management norms. Besides, the thesis also proposes an outline of guidelines for public debt management audit independently and comprehensively.