Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Hải bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 03/08/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Minh Hải, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Mô hình chuỗi thời gian phi tuyến (STAR) trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam".
Thứ năm, ngày 03/07/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Mô hình chuỗi thời gian phi tuyến (STAR) trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
Chuyên ngành: Toán kinh tế                
Mã số: 62.31.0101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Hải   
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Khắc Minh

Những đóng góp mới về mặt lý luận

Luận án vận dụng mô hình chuỗi thời gian phi tuyến STAR (hồi quy chuyển tiếp trơn) vào phân tích một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, cụ thể quan tâm đến hai biến vĩ mô chính: lạm phát và cung tiền trong giai đoạn từ 2000-2011, mô hình này cho phép xử lý trực tiếp mối quan hệ phi tuyến giữa các biến số kinh tế, do đó có thể đưa ra các kết quả một cách chính xác hơn.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

1. Việc theo đuổi tăng trưởng nóng được phản ảnh bởi mức chênh sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng cao (GDP-gap cao) có tác động đáng kể tới lạm phát hiện tại. Như kết quả thực nghiệm cho thấy, khi tốc độ tăng trưởng của mức chênh sản lượng ít hơn 3,38% lạm phát được duy mức độ ổn định và kích thích tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi tốc độ tăng của khoảng chênh sản lượng vượt ngưỡng 3,38% thì nguy cơ lạm phát sẽ quay trở lại. Do đó, Chính phủ cần duy trì, đưa ra mục tiêu tăng trưởng vừa phải, không chạy theo số lượng hay tăng trưởng.

2. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra lạm phát trong quá khứ có ảnh hưởng đến lạm phát hiện tại. Theo kết quả từ mô hình cho thấy đây là một yếu tố tác động mạnh nhất lạm phát hiện tại. Vì vậy, với các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ cần có biện pháp để người tiêu dùng thay đổi lạm phát kỳ vọng, qua đó dần lấy lại niềm tin của công chúng về một môi trường giá cả ổn định hơn. Điều này, cũng ngụ ý rằng bên cạnh những công cụ kinh tế có thể trông thấy được thì Chính phủ cũng nên chú ý những yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát.

3. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mức giá cả thế giới tăng lên làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất, đẩy giá hàng tiêu dùng trong nước tăng theo. Theo kết quả từ mô hình cho thấy quá trình ảnh hưởng từ mức giá thế giới đến giá cả tiêu dùng trong nước xảy ra nhanh và mức độ chênh lệch khá cao. Điều này có thể suy rộng ra vấn đề quản lý, công nghệ ở khu vực sản xuất chắc chắn là một yếu điểm, hay cũng đồng nghĩa một mô hình sản xuất bất hợp lý dựa nhiều vốn, tài nguyên nhưng chi phí cao (kém hiệu quả) ngay từ các doanh nghiệp, mà trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Vì thế, Chính phủ nên chú trọng đến giải pháp tăng cường công nghệ, kỹ thuật nhằm nâng cao sự đóng góp của các yếu tố năng suất tổng hợp vào kết quả tăng trưởng.

4. Khi lạm phát thấp hơn ngưỡng cận trên 5,89% thì hàm cầu tiền sẽ ổn định và lạm phát là nhân tố kích thích tăng trưởng. Ngược lại, khi lạm phát cao hơn ngưỡng cận trên 5,89% thì hàm cầu tiền sẽ biến động, lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Do vậy, khuyến nghị việc điều hành chính sách tiền tệ nên hướng vào mục tiêu duy trì lạm phát thấp hơn ngưỡng cận trên này.

5. Hiện chi phí đẩy là nguyên nhân quan trọng của lạm phát ở Việt Nam, do đó việc tiết kiệm là cơ sở quan trọng để giảm giá thành sản phẩm, qua đó giảm lạm phát.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW FEATURES OF THIS THESIS

Thesis topic: Nonlinear Time Series Models (STAR) in analysis and forecasting of macroeconomic indicators in Vietnam
Major: Economic Mathematics            
Code: 62.31.0101
Doctoral candidate: Nguyen Minh Hai  
Instructors: Prof. Dr. Nguyen Khac Minh

New contributions on theoretical side

The thesis applies Non-linear Time Series Models (Star) in analyzing several macroeconomic indicators in Vietnam, especially two main macroeconomic indicators: inflation and money supply from 2000 – 2011. This model allows directly management to non-linear relationship between economic variables, which may lead to more accurate result.

Conclusions and suggestions from the research

1. The pursuit of red hot economic growth reflects in the big gap between the actual production and potential one (high GDP-gap), which has considerate impact on the current inflation. The test result shows that when GDP-gap growing rate is lower than 3.38%, the inflation rate is preserved at settled rate and stimulate the economic growth. In constrast, if this rate exceeds 3.38%, high inflation risk would return. Therefore, the Government needs to maintain as well as set moderate economic growth target, not to follow production volume or economic growth.

2. The research showed that previous inflation could affect the current inflation. Result from the model indicates this is the most powerful factors at present. So, with all measures to control the inflation, the Government needed to have an alternative to change the consumer’s expectations inflation, thereby regaining the publics confidence in stable prices environment. This also implies that in addition to economic instruments can be seen, the Government should also pay attention to the psychological factors in inflation expectations.

3. The study results also showed that the increase in world prices would push the cost of production inputs and consumer goods prices in the country. According to the model results, the influence of world prices to the domestic consumer price happens very fast and the gap between them is quite big. This could be the weak point in enterprise from management issues, technology in the manufacturing sector and also unreasonable production model based on great capital but expensive resources cost, especially in state-owned enterprises. Therefore, the Government should concentrate on technical improvement solutions to enhance the contribution of aggregate productivity in growth result.

4. When inflation rate is lower than upper threshold of 5.89%, there would be stable money supply and inflation would become the stimulating factors of development. In contrast, when inflation rate is higher than 5.89%, the money demand hàm would fluctuate and inflation would have negative effect on ecenomic development. As a result, suggestions on managing the monetary policy should be focus on maintaining the inflation rate lower than this point.

5.  One of the most signifiant inflation cause in Vietnam is cost-push, therefore, saving  is crucial base for decreasing goods cost and also inflation.