Nghiên cứu sinh Phạm Anh Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 30/01/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Anh Tuấn, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Các mô hình Kinh tế lượng không gian nghiên cứu hội tụ thu nhập, năng suất và vai trò lan tỏa không gian của FDI".
Thứ bảy, ngày 30/12/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các mô hình Kinh tế lượng không gian nghiên cứu hội tụ thu nhập, năng suất và vai trò lan tỏa không gian của FDI
Chuyên ngành: Kinh tế học (Toán kinh tế)
Nghiên cứu sinh: Phạm Anh Tuấn
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Khắc Minh

Những đóng góp mới về học thuật và lý luận

1. Khác với các nghiên cứu trước về hội tụ, luận án sử dụng các mô hình kinh tế lượng không gian để nghiên cứu hội tụ ở Việt Nam. Từ đó luận án chỉ ra sự tồn tại tương tác không gian trong hội tụ thu nhập, năng suất cấp tỉnh mà trước đây các nghiên cứu khác chưa chỉ ra được. Từ sự tồn tại tương tác không gian luân án chỉ ra mô hình hội tụ truyền thống đã được nghiên cứu gặp phải vấn đề bỏ sót tính lan tỏa không gian và lan tỏa từ các cú sốc ngẫu nhiên xảy ra với từng tỉnh có thể kéo theo tác động đối với các tỉnh khác.

2. Luận án xuất phát từ tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế đã nghiên cứu tác động lan tỏa của tăng trưởng FDI đối với năng suất cấp tỉnh. Hơn nữa, luận án đã nghiên cứu các luồng FDI tác động đến năng suất ngành để đánh tác động các kênh lan tỏa đến năng suất của ngành đó.

3. Luận án đã đề xuất một mô hình bao dữ liệu với ràng buộc ngẫu nhiên mới áp dụng trong kinh tế. Với đầu ra ràng buộc ngẫu nhiên mô hình đánh giá được những tác động ngẫu nhiên ảnh hưởng đến đầu ra của sản xuất và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật điều mà các nghiên cứu trước đây chưa đánh giá đúng.

Những kết luận, đề xuất mới từ kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu, luận án rút ra một số kết luận sau:

1. Hội tụ thu nhập cấp tỉnh Việt Nam giai đoạn 1995-2015: Luận án phát hiện ra hội tụ giữa các tỉnh của Việt Nam giai đoạn 1995-2015. Thông qua cách tiếp cận kinh tế lượng không gian luận án chỉ ra không tồn tại lan tỏa không gian đối với số liệu chéo, nhưng đối với số liệu mảng thì trong giai đoạn 1995-2015 tồn tại lan tỏa không gian của tăng trưởng kinh tế và của GDP bình quân đầu người.

2. Hội tụ năng suất cấp tỉnh ở Việt Nam thời kỳ 1998-2015: Nghiên cứu đã phát hiện ra tồn tại hiệu ứng lan tỏa không gian dưới dạng trễ không gian và lan tỏa không gian của TFP công nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra giữa các tỉnh tồn tại tác động tích cực, tức là giữa các tỉnh lân cận có tác động tích cực qua lại lẫn nhau thông qua giao dịch thương mai, trao đổi giáo dục và dòng chảy của lao động.

3. Hội tụ năng suất cấp tỉnh ở Việt Nam thời kỳ 1998-2015 dưới vai trò của FDI. Nghiên cứu chỉ ra tồn tại lan tỏa không gian dưới tăng trưởng FDI và tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Tốc độ hội tụ được ước lượng bằng việc sử dụng mô hình độ trễ không gian là thấp hơn so với tốc độ hội tụ trong mô hình tác động cố định cổ điển. Nguyên nhân có thể là do trễ không gian trong mô hình, và khẳng định gián tiếp tác động tích cực về tính lưu động của yếu tố sản xuất, quan hệ thương mại và hiệu ứng lan tỏa kiến thức về hội tụ vùng.

4. Hội tụ hiệu quả cấp tỉnh ở Việt Nam. Với mô hình bao dữ liệu ràng buộc ngẫu nhiên được mở rộng ước lượng hiệu quả kỹ thuật và kinh tế lượng không gian để ước lượng luận án chỉ ra rằng tồn tại hiệu ứng lan tỏa không gian của hội tụ hiệu quả, điều này khẳng định giữa các tỉnh có mối quan hệ mật thiết đối với nhau.

5. Hội tụ năng suất cấp ngành. Đối với ngành may và ngành chế biến thực phẩm và đồ uống thì dưới tác động của trễ không gian tốc độ hội tụ đều chậm hơn so với mô hình hội tụ số liệu mảng tiêu chuẩn. Đặc biệt, đối với ngành may tốc độ hội tụ dưới tác động của các luồng FDI cao hơn so với mô hình hội tụ không điều kiện. Điều này chỉ ra FDI có tác động tích cực đến năng suất lao động của ngành may. Hơn nữa, luận án chỉ ra được tồn tại hiệu ứng lan tỏa không gian giữa các tỉnh . Như vậy, không thể bỏ qua yếu tố lan tỏa không gian giữa các tỉnh, thậm chí điều này rất có thể gây ra chệch trong các ước lượng.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------

THE CONTRIBUTION OF THE THESIS

Thesis topic: Spatial Econometric Models of Income Convergence, Productivity and the role of spatial spillover of FDI
Major: Economics (Economic Mathematics)
PhD student: Pham Anh Tuan
Instructor: Prof.Dr. Nguyen Khac Minh

The new contribution about theory in academics and argument

1. Unlike previous research on convergence, the thesis uses spatial econometric models to study convergence in Vietnam. The thesis then shows the existence of spatial interaction in income convergence, provincial productivity that previous research has not yet shown. From the existence of the spatial interaction, the thesis indicates the traditional convergence model which has been studied has encountered the problem of omitting spatial spillover and the spillover from random shocks that occur with each province may have implications for other provinces.

2. The thesis which derived from the impact of FDI on economic growth has studied the spillover effect of FDI growth on provincial productivity. Moreover, the thesis studied the FDI inflows affecting sector productivity to evaluate the influence of the spillovers to the productivity of the industry.

3. The thesis proposed a data envelopment model with new chance-constrainted applied in economics. With chance-constrainted of output, the model evaluates the random effects that affect the output of production and hence affects the technical efficiency that previous studies have not properly evaluated.

New conclusions and suggestions from research results

From the research results, the thesis draws some conclusions as follows:

1. Convergence of provincial income in Vietnam in the period 1995-2015: The thesis finds convergence among provinces in Vietnam in the period 1995-2015. Through the spatial econometric approach, the thesis indicates that there is no spatial spillover for cross-sectional data, but there exists a spatial spillover of economic growth and GDP per capita for panel data in the period 1995-2015.

2. Provincial productivity convergence in Vietnam in the period 1998-2015: The research has found that there exists the spatial spillover effect in the form of spatial lag and spatial spillover of industrial TFP. The research has also shown that there has a positive effect between provinces, i.e. between neighboring provinces; there has a mutual positive effect through trade transaction, education exchange and labor flow.

3. Provincial Productivity Convergence in Vietnam in the period 1998-2015 under the role of FDI: The study indicates the existence of spatial spillover under the growth of FDI and GDP per capita. The convergence speed is estimated by using the spatial lag model that is lower than the convergence speed in the classical fixed effects model. The cause may be due to the spatial lag in the model, and indirect confirmation of the positive impact about the mobility of the production factor, trade relation and knowledge spillover effect of regional convergence.

4. Provincial efficiency convergence in Vietnam: With data envelopment model of random constrains expanding to estimate technical efficiency and spatial econometrics, the thesis shows that there exists a spatial spillover effect of effective convergence, which confirms intimate relationships among provinces.

5. Sectoral productivity convergence: For the garment and food and beverage processing industries, under the effect of the spatial lag, the speed of convergence is slower than that of standard convergence model with panel data. In particular, for the garment industry, the speed of convergence of FDI flows is higher than that of unconditional convergence model. This indicates that FDI has a positive impact on the productivity of the garment industry. Moreover, the thesis points out the existence of spatial spillover effect among the provinces. Thus, spatial spillover effect among provinces cannot be ignored, and this is likely to cause deviations in estimation.