Nghiên cứu sinh Phạm Minh Đức bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 10/07/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Minh Đức, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện nay".
Thứ ba, ngày 09/06/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng hiện nay 
Chuyên ngành:Kinh tế chính trị;                                   Mã số: 62.31.01.02
Nghiên cứu sinh: Phạm Minh Đức  
Người hướng dẫn: GS.TS. Mai Ngọc Cường             
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Trong bối cảnh hiện nay, khi CNH, HĐH ngày càng mạnh, sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng tăng thì thu nhập của nông hộ ở Hải Phòng biến đổi trên hai phương diện.Thứ nhất, về mặt lượng quy mô, tốc độ thu nhập của nông dân có xu hướng gia tăng; cơ cấu nguồn thu ngày càng được đa dạng hóa, tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động phi sản xuất sản xuất nông nghiệp ngày càng lớn và có xu hướng tăng qua các năm, tỷ trọng thu từ sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống ngay cả đối với nhóm hộ thuần nông; mức độ dồi dào và chất lượng của yếu tố sản xuất tỷ lệ thuận với sự gia tăng thu nhập của nông hộ. Thứ hai, về mặt chất, mức độ phân phối thu nhập của nông hộ đồng đều hơn, chênh lệch thu nhập giữa các hộ nông dân có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010-2012 (4,03: 3,94; và 3,85 lần); nhờ tăng thu nhập mà từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nông hộ, góp phần giảm đói nghèo trên địa bàn; xã hội nông thôn ngày càng tiến bộ. 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
 
Thông qua các tài liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập từ 203 hộ nông dân và 168 cán bộ quản lý nhà nước các cấp tại 9 xã phường thuộc ba quận huyện của Thành phố Hải Phòng, luận án đã làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế; khuyến nghị các phương hướng và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ trong bối cảnh hiện nay. Cụ thể là:
 
1) Chỉ rõ quy mô, tốc độ tăng thu nhập của nông hộ tăng lên qua các năm, nhưng thu nhập bình quân của nông dân còn thấp và không ổn định; cơ cấu thu nhập đã được đa dạng hóa nhưng tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề phi sản xuất nông nghiệp, thu từ nuôi trồng thủy sản trong tổng nguồn thu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của Hải Phòng; mức độ bất bình đẳng trong thu nhập thấp hơn so với cả nước, song tỷ lệ thu nhập từ trợ cấp của chính phủ của  nhóm có thu nhập thấp nhất lại thấp hơn so với nhóm có thu nhập trung bình và nhóm có thu nhập cao nhất; tác động của thu nhập đến chất lượng cuộc sống của các đối tượng nông dân được điều tra chỉ dừng ở mức trung bình. Đây cũng chính là những vấn đề này cần được hoàn thiện trong những năm tới.  
 
2) Để nâng cao thu nhập của nông dân Hải Phòng những năm tới, luận án đề xuất:
 
i) Phát huy thế mạnh của thành phố công nghiệp, đẩy mạnh sự phát triển các KCN, CCN và thị trường lao động để đến năm 2020 tăng tỷ lệ hộ có lao động di cư trong khu vực nông thôn Hải Phòng từ 13,3 % hiện nay lên khoảng 50%, chuyển hơn 50 % số hộ thuần nông sang hộ sản xuất kinh doanh hỗn hợp, nâng số hộ hỗn hợp lên khoảng 70% - 80%. Cơ cấu lại kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nông nghiệp phục vụ đô thị và các KCN. Tập trung phát triển các nhóm ngành nghề công nghiệp nông thôn như chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu tại chỗ và phục vụ đô thị và xuất khẩu; phát triến các ngành nghề truyền thống có thế mạnh và các ngành dịch vụ nông thôn. Đến năm 2020  giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn chiếm tỷ lệ chiếm 70 - 75% tổng giá trị sản xuất ở nông thôn; tỷ lệ lao động ngành nghề nông thôn qua đào tạo 60 - 65%. Giải quyết việc làm cho khoảng 330 nghìn lao động nông thôn; thu nhập bình quân lao động nông thôn đạt 2 - 2,4 triệu đồng/người/tháng.
 
ii) Tăng cường cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm làm giàu các yếu tố sản xuất của nông dân thông qua các biện pháp để đến năm 2020 nâng tỷ lệ số chủ hộ có trình độ tối thiểu là phổ thông trung học, số chủ hộ được tham gia đào tạo, số chủ hộ có giá trị TLSX, số chủ hộ tiếp cận được vốn vay của ngân hàng lên khoảng 60-70% số chủ hộ trong nông thôn.
 
iii) Hoàn thiện môi trường chính sách và tổ chức quản lý, đặc biệt là chính sách tín dụng nhằm tạo điều kiện cho nông  dân  tăng mức đầu tư từ 50 đến 100 triệu đồng/ha; đầu tư tài chính và nguồn nhân lực cho KH&CN nhằm tăng cường nghiên cứu ứng dụng, phục vụ đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và và tạo dựng được thương hiệu ổn định đối với những nông sản chính, tăng hàm lượng “chất xám” trong nông sản; tăng cường nghiên cứu về bảo quản và xử lý sau thu hoạch; tăng cường liên kết “4 nhà”, triển khai trên quy mô rộng việc sản xuất theo hợp đồng, kể cả cánh đồng mẫu lớn hiện nay
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 
 
Topic of the thesis: Improving current income of farmer in Hai Phong 
Major:Political economics;                            Code: 62.31.01.02
Student: Pham Minh Duc     
Supervisor: Pro. PhD. Mai Ngoc Cuong    
 
New contributions in academics, arguments 
 
In current situations, when the industrialization, modernization is developing more and more, the development of market economics and international economic integration is higher and higher, income of farmers in Hai Phong changes in two aspects. Firstly, in respect of scale, speed of income of farmers tends to be increased; structure of the incomings is more and more diversified, the rate of income from non-agriculture activities is higher and higher and increases after years, rate of income from agriculture production tends to decrease even for agricultural families; level of abundance and quality of production factor has direct proportion with the increase of income of agricultural family. Secondly, in respect of material, distribution level of income of agricultural family is more even, difference between agriculture families tends to decrease in the period 2010-2012 (4,03: 3,94; and 3,85 times); thank to increase in income, quality of agricultural family’s life is step by step improved, contribute in erase poor in the local, the rural society gets more and more advanced.
 
New discovery, proposal from result of research, survey of the thesis 
 
Through secondary and primary documents collected from 203 agriculture families and 168 state management officers at all levels in 9 communes, wards of three districts of Hai Phong city, the thesis clarified achievements, limits, reasons of limits; proposed solutions to increase income of agriculture family in current situation, namely:
 
1) Indicate scale of increase in income of agricultural families after years, but average income of farmer is still low and unstable; structure of income is diversified but the portion of income from non-agricultural production, aquaculture in total income is still low, not corresponding to potential of Hai Phong; level of un-equality in income is lower than that of the country, but the portion of income from government allowance of the low-income group is lower than the average-income and highest income group; the impact of income to quality of farmers’ life is only investigated at average level. This is the problem to be completed in the next years.
 
2) To increase income of famers in Hai Phong in the next years, the thesis proposes:
 
i) Promote strength of an industrial city, speed up the development of industrial zones, industrial parks and labor market so that in 2020, the rate of families with migrating labor in urban area of Hai Phong increases from 13.3% at present to about 50%, more than 50% agricultural families change to complex business production families, the complex one increases to 70%-80%. Restructure rural economy with building new rural area. Develop agriculture in the direction of producing goods, agriculture for urban and industrial zones. Concentrate in developing rural industrial fields such as food processing to serve local demand, urban and export; develop traditional fields with strength and rural services. Until 2020, value of rural productions will occupy 70-75% total production value in rural area; rate of trained rural field labor will be 60-65%. Solve job for about 330 thousand labor in rural area; average income of rural labor will be 2 - 2,4 million dongs/people/month.
 
ii) Strengthen in providing basic social services to enrich production factors of farmer through solutions so that in 2020, rate of householders with minimum level at high school,  number of householders under training, number of householders with value of means of productions, number of householders approaching bank’s borrowings will be 60-70% number of rural householders.
 
iii) Improve policy environment and management organizatin, especially credit policy to create condition for farmers to increase investment from 50 to 100 million dongs/ha, invest in finance and resources for  science & technology to increase application research, serve diversification of products, improve quality and create stable trade mark for main agricultural products, increase content of “intelligence” in agricultural products, increase research about maintenance and treatment after havesting; increase “4 houses” association, deploy on a large scale for contract production, including large fields.