Nghiên cứu sinh Trần Thị Hồng Thủy bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 17/03/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Hồng Thủy, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình (MIC)".
Thứ năm, ngày 17/03/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình (MIC)
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62310105
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Hồng Thủy
Người hướng dẫn: 1. GS. TSKH Nguyễn Quang Thái 2. TS. Vũ Thị Tuyết Mai

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

1. Luận án đã nêu rõ các đặc điểm mới trong việc huy động và sử dụng vốn ODA trong điều kiện quốc gia có thu nhập trung bình (MIC), theo đó việc chuyển từ quan hệ viện trợ sang quan hệ đối tác phát triển, đòi hỏi sự nỗ lực với tinh thần chủ động của Việt Nam để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này mà không chịu sức ép “khát vốn” và đi tới “từ chối” ODA ưu đãi trong tương lai.

2. Luận án đã làm rõ nội hàm của viện trợ phát triển chính thức trong điều kiện Việt Nam là nước thu nhập trung bình (MIC) không chỉ bao gồm vốn ODA không hoàn lại và vốn ODA vay ưu đãi mà còn bao gồm các khoản vay kém ưu đãi (nhưng vẫn có tính ưu đãi hơn vay thương mại).

3. Luận án đã xác định được quy luật của ODA cùng với quá trình phát triển của một quốc gia đưa vào trường hợp cụ thể là Việt Nam. Từ đây, Luận án xây dựng lộ trình ODA ở Việt Nam song hành cùng quá trình phát triển trong bối cảnh nước có thu nhập trung bình. Đồng thời, Luận án cũng đưa ra những phân tích về việc: cùng với lộ trình tốt nghiệp ODA, quốc gia có thu nhập trung bình cần bắt đầu tính đến chiến lược cung cấp ODA của riêng mình như một công cụ ngoại giao và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các nước chậm phát triển thu nhập thấp khác.

4. Luận án đã xác định được tính chất của các nhân tố ảnh hưởng đến ODA tại Việt Nam trong bối cảnh MIC (mối liên kết kinh tế-chính trị, mối quan hệ đối tác chiến lược cũng như quyền tự chủ). Luận án đã luận giải được 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ODA trong bối cảnh MIC tại Việt Nam: (1) nhóm nhân tố xuất phát từ phía cung cấp viện trợ (chiến lược, chính sách viện trợ của nhà tài trợ; tình hình kinh tế, chính trị cũng như các biến động bất thường có thể xảy ra ở phía nhà tài trợ; bầu không khí quốc tế và sự phát triển các mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa hai phía tài trợ và nhận tài trợ) và (2) nhóm nhân tố từ phía Việt Nam (môi trường kinh tế chính trị tại Việt Nam; chính sách của nhà nước đối với ODA và năng lực hấp thu vốn ODA của Việt Nam).

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu


Trên cơ sở phân tích thực trạng, những vấn đề nảy sinh và các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia có bối cảnh chuyển sang nước có thu nhập trung bình như Việt Nam, luận án đề ra 4 nhóm khuyến nghị chính sách như sau: (1) Xây dựng lộ trình “tốt nghiệp” ODA cho Việt Nam; (2) Đảm bảo an toàn nợ bền vững; (3) Có tư duy mới về quan hệ đối tác và (4) Xây dựng cơ chế tăng cường sự tham gia ODA của người dân. Trong những năm tới đây, khi Việt Nam là nước MIC, chính sách viện trợ cho Việt Nam đang thay đổi, theo đó, tính chất, quy mô, cơ cấu, điều kiện và phương thức cung cấp ODA cho Việt Nam của đối tác phát triển sẽ khác so với trước đây khi Việt Nam là nước chậm phát triển, thu nhập thấp. Do vậy, việc xây dựng một chiến lược ODA có tính đến lộ trình tốt nghiệp ODA là cần thiết để đảm bảo hiệu quả ODA cũng như hiệu quả các nguồn vốn khác.

Nội dung của luận án xem tại đây.

--------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 

Thesis Topic: The Official Development Aid (ODA) in the context of Vietnam which becoming middle-income country (MIC)
Specialization: Development Economics Code: 62310105
PhD Candidate: Trần Thị Hồng Thủy
Supervisors: 1. Prof. Dr. Nguyễn Quang Thái 2. Dr. Vũ Thị Tuyết Mai

New contributions from a theoretical perspective 

1. The thesis has described that the new features in the mobilization and utilization of ODA, in terms of middle-income countries MIC, are moving from “aid” relationship to become “development partners” relationship. It requires proactive efforts of Vietnam in order to use ODA effectively and then will “deny” ODA in the future. 

2. The thesis has defined the concept of the Official Development Assistance in middle-income conditions MIC in Vietnam, including the grant ODA, concessional loans and less-concessional loans (preference than commercial loans)

3. The thesis has identified the rule of ODA along with the development of a country, specificially Vietnam. From there, the thesis develop a roadmap for ODA in Vietnam in parallel with the development process in  the middle-income countries. At the same time, the thesis also provides the analysis of: the middle-income country with a “graduation” schedule for ODA, should set up the own strategy for supplying ODA as a “diplomatic tool” and extend cooperation relationship in economic, trade and investment with other the least-developed low income countries.

4. The thesis has presented the properties of the new factors affecting the ODA in Vietnam with the context of MIC (the economic - political relation as well as the relation of strategic partners and the autonomy). The thesis has been interpreted two factor groups affected ODA in Vietnam: (1) factors derived from aid provider (aid strategies and policies of donors, the economy and the political situations as well as the fluctuations that may occur in the donor countries, the international atmosphere and the development of economic-politic relations, between the donors and aid recipients); (2) the internal factor from Vietnam (the economic- political enviroment in Vietnam; the ODA policies; and the ODA absorption capacity of Vietnam).

New contributions from a practical perspective

Based on the situation analysis, the problem arose and international practice from countries becoming middle-income countries such as Vietnam, the thesis proposed four policy recommendation groups as follows : (1) Developing a “ODA graduation” roadmap for Vietnam; (2) Ensuring the sustainable secure of public debts; (3) New thinking about partnerships and (4) Developing the mechanisms to enhance the participation of the citizens. In the coming years, while Vietnam is MIC, aid policy for Vietnam is changing (nature, scope, structure, conditions and method of providing ODA for Vietnam). Therefore, the construction of an ODA strategy taking “ODA graduation roadmap” issue is needed to ensure efficiency and effectiveness of ODA capital and other sources.