Nghiên cứu sinh Vũ Thị Ánh Tuyết bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 25/12/2019 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Thị Anh Tuyết, chuyên ngành Quản trị nhân lực, với đề tài "Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của tổ chức: Nghiên cứu tại các trường đại học của Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 24/11/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của tổ chức: Nghiên cứu tại các trường đại học của Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Nghiên cứu sinh: Vũ Thị Ánh Tuyết
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
- Luận án trình bày có hệ thống các vấn đề cơ bản về phong cách lãnh đạo, kết quả hoạt động của tổ chức; đưa ra quan điểm của NCS về phong cách lãnh đạo trong trường đại học; đồng thời góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động trong trường đại học và trong bối cảnh nghiên cứu cụ thể (tại các trường đại học của Việt Nam).
 
- Trên cơ sở lý thuyết của Bass & Avolio, Northouse (2007) mô hình phong cách lãnh đạo liên tục được phát triển từ các mô hình chuyển đổi, giao dịch và tự do bằng cách thừa nhận chúng là một quá trình liên tục. NCS đã kế thừa và phát triển thêm thang đo trong mô hình nghiên cứu về phong cách lãnh đạo với 7 nhân tố của biến độc lập và  37 chỉ số bao gồm: (1) Ảnh hưởng bởi lý tưởng với 4 chỉ số; (2) Động viên truyền cảm hứng 6 chỉ số; (3) Kích thích trí tuệ, 4 chỉ số; (4) Quan tâm cá nhân, 6 chỉ số; (5) Khen thưởng đột xuất, 3 chỉ số; (6) Quản lý theo trường hợp ngoại lệ, 3 chỉ số; (7) Lãnh đạo tự do, 4 chỉ số.
 
- Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu, NCS đã đề xuất 7 giả thuyết nghiên cứu, từ đó làm căn cứ kiểm định tại phần thực trạng 
 
- Đồng thời, nội dung của luận án cũng sử dụng biến tương tác (loại hình trường đại học) để đánh giá ảnh hưởng của từng phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động tại các trường đại học thông qua các biến này.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
- Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được ảnh hưởng của từng biến trong mô hình nghiên cứu và chỉ ra chiều hướng tác động, mức độ tác động của từng biến. Cụ thể: các phong cách lãnh đạo trong mô hình phong cách lãnh đạo liên tục có tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của các trường đại học theo các mức độ khác nhau.
 
-  NCS đã xem xét tác động của phong cách lãnh đạo đến kết quả hoạt động của các trường đại học. Kết quả hoạt động được đo bằng 2 nhân tố bao gồm: (1) kết quả chuyên môn và (2) kết quả tài chính. 
 
- Luận án đã kiểm định 7 giả thuyết nghiên cứu và tìm ra ý nghĩa của các nhân tố được đưa vào nghiên cứu.
 
- Luận án đã khẳng định và nhấn mạnh điểm mới thông qua việc tìm ra mối quan hệ tác động giữa phong cách lãnh đạo tại các trường đại học công lập tự chủ hoàn toàn, công lập tự chủ một phần và ngoài công lập có tác động khác nhau đến kết quả hoạt động của từng trường đại học này, khẳng định tương tác giữa đặc điểm trường với từng phong cách lãnh đạo. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần nâng cao kết quả hoạt động của các trường đại học trong các giai đoạn phát triển khác nhau, dưới tác động của từng phong cách lãnh đạo.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis title: The influence of leadership style on organizational performance: Research at Vietnamese universities
Major: Human Resource Management
Name of Candidate: Vu Thi Anh Tuyet
Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Vu Hoang Ngan 
Institution: National Economics University 
 
The theory contributions of the thesis
 
- The thesis presents systematically the issues of leadership style, organizational performance; offer the PhD students views on university leadership style; At the same time, it contributes to enriching the theory of the influence of leadership style on university performance and in specific research contexts (at Vietnamese universities).
 
- On the basis of the theory of Bass & Avolio, Northouse (2007) the leadership style model is constantly developed from the transfer, transaction and laissez-faire by recognizing them as an ongoing process. The author has inherited and developed more scales in the research model of leadership style with 7 factors of independent variables and 37 indicators including: (1) Affected by ideals with 4 indicators; (2) Motivate and inspire 6 indicators; (3) Stimulating intelligence, 4 indicators; (4) Personal attention, 6 indicators; (5) Unexpected reward, 3 indices; (6) Management by exception, 3 indicators; (7) Laissez-faire leadership, 4 indicators.
 
- On the basis of an overview of the research works, the PhD student has proposed 7 research hypotheses, from which the basis for testing in the real situation.
 
- At the same time, the content of the thesis also uses interactive variables (type of university) to assess the influence of each leadership style on the performance of universities through these variables.
New findings and proposals are drawn from the research and survey results of the thesis
 
- The results of the thesis have identified the effects of each variable in the research model and indicated the direction and impact level of each variable. Specifically: the leadership styles in the leadership style model consistently have a positive impact on the performance of universities on different levels.
 
- The author has considered the impact of leadership style on the performance of universities. Performance is measured by two factors including: (1) professional results and (2) financial results.
 
- The thesis has tested 7 research hypotheses and found the meaning of the factors included in the study.
 
- The thesis has affirmed and emphasized new points through finding the impact relationship between leadership style at public universities with full autonomy, partially autonomous and non-public autonomous universities. The impact on the performance of each university is different, confirming the interaction between the characteristics of the university and each leadership style. On that basis, the author proposes feasible solutions that contribute to improving the performance of universities in different stages of development, under the impact of each leadership style.